Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tác dụng phụ của Corticoid và cách khắc phục

Hãy tìm hiểu những tác dụng phụ của Corticoid để cân nhắc trước khi lựa chọn thuốc cũng như kiểm soát các tác động mà chúng gây ra cho cơ thể.

Sử dụng corticoid có thể gây nhiều tác dụng phụ, một số trong đó có thể gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Khi bạn biết những tác dụng phụ có thể xảy ra, bạn có thể thực hiện các bước để kiểm soát tác động không mong muốn của chúng.

Tác dụng phụ của corticoid đường uống

Corticoid đường uống có khả năng gây ra tác dụng phụ đáng kể nhất bởi chúng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của bạn thay vì chỉ là một khu vực cụ thể. Tác dụng phụ phụ thuộc vào liều lượng thuốc mà bạn sử dụng và có thể bao gồm:

  • Tăng nhãn áp (Glaucoma)
  • Giữ nước, gây phù ở chân
  • Huyết áp cao
     
  • Các vấn đề với tâm trạng, trí nhớ, hành vi và các hiệu ứng tâm lý khác
  • Tăng cân, tích mỡ ở bụng, mặt và sau gáy của bạn
     

Khi sử dụng corticoid đường uống trong thời gian dài, bạn có thể bị:

  • Đục thủy tinh thể ở một hoặc cả 2 bên mắt
  • Đường máu cao, có thể gây khởi phát hoặc làm bệnh tiểu đường nặng lên
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Làm loãng xương, xương trở nên giòn và dễ gãy
  • Hạn chế sản xuất hóc-môn tuyến thượng thận
  • Làm mỏng da, bầm tím và chậm lành vết thương

Tác dụng phụ của corticoid đường hít

Khi bạn sử dụng corticoid dạng hít, thuốc có thể xuống miệng và họng của bạn thay vì đi vào phổi, có thể gây nên:

  • Nấm miệng (tưa miệng)
  • Khàn tiếng

Nếu bạn súc miệng bằng nước (nhưng không nuốt) sau khi sử dụng corticoid dạng hít, bạn có thể tránh được kích thích ở miệng và họng. Một vài nhà nghiên cứu cho rằng các thuốc coricoid dạng hít có thể gây chậm phát triển ở trẻ em bị hen suyễn.

Tại dụng phụ của corticoid bôi tại chỗ

Các corticoid bôi tại chỗ có thể làm mỏng da, tổn thương đỏ da và trứng cá.

Tác dụng phụ của corticoid đường tiêm

Corticoid đường tiêm có thể gây những tác dụng phụ tạm thời ở nơi tiêm như mỏng da, thay đổi màu sắc da, đỏ mặt, mất ngủ và đường máu cao. Các bác sĩ chỉ sử dụng corticoid dạng tiêm hạn chế ở mức 3-4 đợt 1 năm, tùy thuộc vào tình trạng của mỗi bệnh nhân.

Giảm nguy cơ của các tác dụng phụ do corticoid

Để sử dụng thuốc hiệu quả nhất và hạn chế những nguy cơ mà nó gây ra, bạn có thể thực hiện các hướng dẫn dưới đây:

Sử dụng liều thấp và từng đợt ngắt quãng: mỗi dạng corticoid có độ mạnh và thời gian tác dụng khác nhau. Hãy hỏi bác sĩ của bạn về việc sử dụng thuốc ngắn hạn, liều thấp hoặc dùng corticoid đường uống ngắt quãng thay vì hàng ngày.

Chuyển sang dùng corticoid dạng khác: ví dụ sử dụng corticoid dạng hít cho bệnh hen suyễn để có thể tiếp xúc trực tiếp với bề mặt phổi, hạn chế sử dụng đường toàn thân (làm tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ).

Hãy lựa chọn giải pháp điều trị phù hợp: Khi bạn đang dùng thuốc corticoid trong một thời gian dài, hãy nói chuyện với bác sĩ về những cách để giảm thiểu tác dụng phụ. Chế độ ăn uống lành mạnh và tham gia vào các hoạt động giúp bạn duy trì một trọng lượng hợp lí và tăng cường sức mạnh của xương và cơ bắp.

Thận trọng khi ngưng điều trị: Nếu bạn đang corticoid đường uống trong một thời gian dài, tuyến thượng thận của bạn có thể sản xuất ít hóc-môn corticoid tự nhiên của họ. Để có thời gian tuyến thượng thận của bạn khôi phục lại chức năng này, bác sĩ có thể giảm liều lượng của bạn dần dần. Nếu liều lượng được giảm quá nhanh chóng, bạn có thể bị mệt mỏi, đau nhức cơ thể và chóng mặt.

Kiểm tra thường xuyên: Nếu bạn đang dùng liệu pháp corticoid kéo dài, hãy gặp bác sĩ thường xuyên để kiểm tra tác dụng phụ.

Cân nhắc giữa các ưu điểm và nhược điểm của corticoid

Corticoid có thể gây nhiều tác dụng phụ nhưng chúng cũng có tác dụng giảm đau, chống viêm và những rối loạn khác ở nhiều bệnh khác nhau. Nếu bạn trao đổi với bác sĩ để làm thiểu các tác dụng phụ thì bạn có thể có được những hiệu quả của thuốc mà vẫn hạn chế được tối thiểu những tác dụng phụ của thuốc.

Thông tin thêm tham khảo tại bài viết: Sử dụng corticoid cho trẻ em
Bs.Trần Thanh Thanh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Mayoclinic
Bình luận
Tin mới
Xem thêm