Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Có nên sử dụng thuốc corticoid tự chữa COVID-19 tại nhà?

Lo lắng dịch bệnh nên nhiều người đổ xô đi mua thuốc corticoid vì tin rằng thuốc này có thể điều trị COVID-19 hiệu quả tại nhà.

Lo lắng dịch bệnh nên nhiều người đổ xô đi mua thuốc corticoid vì tin rằng thuốc này có thể điều trị COVID-19 hiệu quả tại nhà.

Từ lâu nay, các phương tiện truyền thông vẫn cảnh báo về cách hướng dẫn điều trị bệnh qua mạng. Tuy nhiên, vẫn không ít người tin tưởng một cách mù quáng về các cách điều trị vô căn cứ này. Nhiều người phải gánh hậu quả nặng nề từ những sai lầm này, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Có nên sử dụng thuốc corticoid tự chữa COVID-19 tại nhà? - 1

Thuốc corticoid.

Những “tín đồ” chữa bệnh truyền miệng

Trong lúc dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều người nghe được các thông tin chưa rõ ràng về cách điều trị bệnh mà đồn thổi, mách nhau mua các loại thuốc có thể phòng và điều trị COVID-19. Hậu quả đã có người ngộ độc thuốc chữa sốt rét Chloroquin suýt nguy hiểm đến tính mạng.

Mới đây, trên mạng xã hội lại đồn thổi về loại thuốc corticoid giá thành rẻ mà dễ mua có thể điều trị COVID-19 hiệu quả. Họ cho rằng loại thuốc này có thể làm giảm các triệu chứng và giảm biến chứng khi mắc COVID-19. Vì thế, nhiều người lại đổ xô mua thuốc corticoid tích trữ tại nhà để tự chữa bệnh.

Bên cạnh đó, câu chuyện về uống một vài loại thuốc dự phòng biến chứng sau khi tiêm vaccine AstraZenaca phòng COVID-19 gần đây cũng được nhiều người mách nhau. Họ lo sợ khi tiêm vaccine sẽ gặp các phản ứng dị ứng, nên rủ nhau uống thuốc chống dị ứng corticoid trước khi tiêm vaccine. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy.

Theo Hội Hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng Việt Nam, việc uống thuốc chống dị ứng corticoid trước tiêm không có tác dụng gì với việc dự phòng phản ứng dị ứng do tiêm vaccine COVID-19. Chưa kể việc uống thuốc chống dị ứng trước tiêm có thể gây ra tác dụng không mong muốn, gây nguy hiểm sức khỏe.

Có nên sử dụng thuốc corticoid tự chữa COVID-19 tại nhà? - 2

Chỉ sử dụng corticoid sau khi cân nhắc rất kỹ lợi ích/nguy cơ và chỉ sử dụng khi thật cần thiết.

Tác dụng của thuốc corticoid

PGS. TS Nguyễn Thị Liên Hương, Trường Đại học Dược Hà Nội cho biết, các thuốc kháng viêm nhóm corticoid (dexamethasone, prednisone, methyl presnisolone, hydrocortisone…) bản chất thuộc nhóm hormone với đặc tính sinh học rất mạnh ở ngay mức liều rất nhỏ và có khả năng tác động đến rất nhiều cơ quan, tổ chức trong cơ thể.

“Thuốc có chỉ định để ức chế rối loạn viêm, chống dị ứng và ức chế hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, chỉ sử dụng sau khi cân nhắc rất kỹ lợi ích/nguy cơ và chỉ sử dụng khi thật cần thiết”, PGS Liên Hương nhấn mạnh.

Theo PGS Liên Hương, người bệnh chỉ dùng khi được kê đơn và phải dùng đúng liều lượng, thời gian do bác sĩ kê, không tự ý mua uống như để điều trị COVID-19. Bởi việc lạm dụng các thuốc này có thể gây ảnh hưởng xấu đến chức năng của hệ miễn dịch, khiến hiệu quả của vaccine hay kháng sinh bị giảm, mất cân bằng nội tiết tố, tăng đường huyết…

Ngoài ra, khi sử dụng corticoid trong thời gian dài có thể gặp các tác dụng phụ nguy hiểm như: Mất ngủ, rối loạn tâm thần, tăng đường máu hoặc làm nặng thêm bệnh đái tháo đường, tăng lipid máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng, khởi phát nhiễm trùng tiềm tàng, gây phù, tăng huyết áp do trữ natri và nước, gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, loãng xương, teo cơ, loạn dưỡng cơ, ban đỏ, teo da, chậm liền sẹo, mụn trứng cá…

Có nên sử dụng thuốc corticoid tự chữa COVID-19 tại nhà? - 3

Bộ Y tế khuyến cáo sử dụng corticoid toàn thân (tiêm, uống) ở bệnh nhân mắc COVID-19 mức độ vừa nặng hoặc nguy kịch.

(Ảnh minh họa)

Corticoid chỉ có tác dụng với bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng

Hiện nay, trên thế giới chưa có thuốc đặc hiệu điều trị COVID-19, mà chủ yếu điều trị triệu chứng, theo dõi sát bệnh nhân, hạn chế để tình trạng từ bệnh nhẹ chuyển thành bệnh nặng.

Trước đó, Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã khuyến cáo, corticoid nên sử dụng cho các bệnh nhân COVID-19 nhập viện, đang điều trị bằng corticoid toàn thân.

Các thuốc này cũng được áp dụng trong phác đồ điều trị COVID-19 tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, người bệnh cần được theo dõi cẩn thận vì thuốc có thể gây các tác dụng phụ nguy hiểm.

Trong Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng virus Corona mới (SARS-CoV-2) của Bộ Y tế, có đề cập đến thuốc corticoid. Trong đó, lưu ý không sử dụng các thuốc corticoid toàn thân thường quy cho viêm đường hô hấp, trừ khi có những chỉ định khác.

Theo đó, Bộ Y tế khuyến cáo sử dụng corticoid toàn thân (tiêm, uống) ở bệnh nhân mắc COVID-19 mức độ vừa nặng hoặc nguy kịch; hội chứng viêm hệ thống ở trẻ em liên quan tới COVID-19; những trường hợp COVID-19 có bệnh nền cần/đang điều trị bằng corticoid phải tiếp tục điều trị bệnh nền bằng corticoid. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được dùng trong bệnh viện và có sự chỉ định của bác sĩ điều trị.

Theo PGS TS Nguyễn Thị Liên Hương, tùy từng bệnh nhân, tùy từng mức độ bệnh của mỗi người mà có liều lượng cụ thể. Ngoài ra, bệnh nhân cần được theo dõi sát sao các chỉ số về glucose máu và các tác dụng bất lợi khác của thuốc trong thời gian sử dụng để được xử lý phù hợp, kịp thời nếu xảy ra.

Những trường hợp COVID-19 có bệnh nền đang điều trị bằng corticoid cần tiếp tục điều trị bệnh nền bằng corticoid toàn thân. Loại corticoid, liều lượng, và cách sử dụng duy trì theo tình trạng bệnh nền đã có.

Thuốc corticoid chỉ có tác dụng với người mắc COVID-19 có triệu chứng. Việc điều trị phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Những người chưa mắc COVID-19 tuyệt đối không nên mua dự trữ thuốc corticoid, không uống thuốc corticoid để dự phòng mắc COVID-19”, PGS. TS Nguyễn Thị Liên Hương cảnh báo.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Các loại thuốc điều trị Covid-19 trên thế giới.

MAI THÚY - Theo VTC
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

Xem thêm