Covid-19 là một trong những thách thức lớn nhất mà y học hiện đại từng đối mặt. Bác sĩ và các nhà khoa học đang cố gắng tìm ra phương pháp điều trị và loại thuốc có thể cứu sống người nhiễm virus. Hiện chưa có thuốc chữa Covid-19 chính thức. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ năm ngoái cấp phép chính thức cho Remdesivir, song nó chỉ có hiệu quả với những ca nhiễm nhẹ, trung bình.
Remdesivir
Thuốc do Gilead Sciences sản xuất, ban đầu được thử nghiệm để điều trị Ebola và viêm gan C nhưng không thành công. Trong đại dịch Covid-19, các nhà khoa học phát hiện nó có thể ngăn nCoV sinh sôi trong tế bào. Thử nghiệm lớn sau đó cho thấy Remdesivir giúp giảm thời gian hồi phục của người bệnh từ 15 ngày xuống còn 11 ngày.
Remdesivir được dùng cho cựu Tổng thống Donald Trump hồi tháng 10 năm ngoái và được FDA phê duyệt chính thức ngay sau đó. Thuốc giờ đây có thể sử dụng cho bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn nghi ngờ về hiệu quả của Remdesivir. Họ chỉ ra rằng hiện chưa đủ bằng chứng cho thấy thuốc thực sự ngăn ngừa tử vong. Ngày 19/11/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo không nên sử dụng Remdesivir.
Khuyến nghị này không ảnh hưởng đến Mỹ. Theo chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Gilead Sciences, ông Daniel O'Day, cứ hai người Mỹ nhập viện vì Covid-19 thì một người điều trị bằng Remdesivir. Liệu trình 5 ngày có giá lên tới 3.120 USD. Công ty đã kiếm được 2,8 tỷ USD từ thuốc chỉ trong năm 2020.
Hôm 18/6, công ty Regeneron công bố một nghiên cứu diễn ra tại Anh, qua theo dõi 9.785 bệnh nhân phải nhập viện, cho thấy, sử dụng loại thuốc REGEN-COV bên cạnh phương pháp điều trị thông thường có thể giảm 20% nguy cơ tử vong ở những người mắc Covid-19 nặng.
Martin Landray, giáo sư dịch tễ học tại Đại học Oxford và là một trong những người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: "Đây là lần đầu tiên có một loại thuốc kháng virus đã chứng tỏ cứu sống được bệnh nhân Covid-19 ốm yếu nhất". Regeneron sẽ xin FDA phê duyệt khẩn cấp REGEN-COV cho các bệnh nhân nhập viện. Công ty đã đạt được thỏa thuận với chính phủ Mỹ về việc cung cấp hơn 1,5 triệu liều thuốc.
Favipiravir
Thuốc Favipiravir do Fujifilm sản xuất, được chấp thuận tại Nhật Bản vào năm 2014 để điều trị bệnh cúm. Thuốc có cơ chế hoạt động tương tự Remdesivir, ngăn chặn quá trình nhân lên của nCoV, loại bỏ virus khỏi đường thở.
Fujifilm đã thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba để đánh giá tính an toàn và hiệu quả của thuốc. Kết quả cho thấy Favipiravir có tác dụng 97%.
Zhang Xinmin, quan chức Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, cho biết Favipiravir có hiệu quả rõ rệt trong thử nghiệm lâm sàng trên 340 bệnh nhân ở Vũ Hán và Thâm Quyến.
Viên nén Favipiravir, được phát triển tại nhà máy của Fujifilm. Ảnh: Reuters.
Hiện Favipiravir được sử dụng tại Nhật Bản, Kenya, Nga, Saudi Arab và Thái Lan. Tuy nhiên, nghiên cứu hồi tháng 2 cho thấy thuốc ít khả năng ngừa tử vong ở bệnh nhân nghiêm trọng.
Mới đây, nhóm nghiên cứu của Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã cải tiến, rút ngắn quy trình tổng hợp thuốc qua ba bước phản ứng từ nguyên liệu trong nước. Thông thường, việc tổng hợp thuốc cần qua 7-8 bước phản ứng.
Dexamethasone
Dexamethasone là một loại thuốc steroid giá rẻ và an toàn, được các nhà khoa học thử nghiệm điều trị Covid-19 năm ngoái. Tháng 6/2020, họ báo cáo thuốc làm giảm nguy cơ tử vong.
Nghiên cứu trên 6.000 tình nguyện viên cho thấy thuốc giảm một phần ba số ca tử vong ở bệnh nhân thở máy và một phần năm ở bệnh nhân thở oxy. Tuy nhiên, nó kém hiệu quả, thậm chí gây hại ở người bệnh nhẹ và trung bình.
Trong hướng dẫn điều trị Covid-19, Viện Y tế Quốc gia Mỹ khuyến cáo chỉ dùng Dexamethasone cho các bệnh nhân nặng.
Đến tháng 9/2020, các nhà nghiên cứu xem xét kết quả thử nghiệm Dexamethasone, cùng với hai steroid khác, hydrocortisone và methylprednisolone. Họ kết luận thuốc steroid nói chung có thể giảm một phần ba số ca tử vong ở bệnh nhân Covid-19.
Hiện Dexamethasone được sử dụng rộng rãi ở các ca nhiễm nCoV nặng. Trong phân tích hồi tháng 3/2021, chính phủ Anh ước tính nó đã cứu sống một triệu người toàn thế giới.
Tocilizumab
Tocilizumab là thuốc trị viêm khớp dạng thấp, được bán dưới tên thương mại là Actemra. Ngày 11/2 năm nay, các nhà khoa học Anh thông báo thuốc hiệu quả với bệnh nhân Covid-19, dựa trên thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn.
Họ phát hiện Tocilizumab làm giảm nguy cơ tử vong, đồng thời rút ngắn thời gian thở máy và nằm viện của bệnh nhân. Nếu khả quan, đây sẽ là loại thuốc thứ hai có thực sự giảm tỷ lệ tử vong do Covid-19, sau Dexamethasone.
Ngày 24/6, FDA đã phê duyệt khẩn cấp Tocilizumab.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Cập nhật mới nhất về phương pháp điều trị COVID-19: Những gì đã biết.
Khi chân tay không nhận đủ máu, tay hoặc chân của bạn có thể cảm thấy lạnh hoặc tê. Nếu bạn có làn da sáng, chân của bạn có thể chuyển sang màu xanh. Lưu thông máu kém cũng có thể làm khô da, khiến móng tay giòn và khiến tóc rụng, đặc biệt là ở chân và bàn chân. Một số nam giới có thể gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng. Và nếu bạn bị tiểu đường, vết trầy xước, vết loét hoặc vết thương của bạn có xu hướng lành chậm hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn một số mẹo để cải thiện lưu thông máu.
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?