Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những loại thuốc tốt nhất dành cho bệnh tăng huyết áp

Phác đồ nào phù hợp với bạn còn phụ thuộc rất nhiều vào bản thân sức khỏe của bạn

Thuốc là một trong những nền tảng của điều trị tăng huyết áp. Các bác sỹ có rất nhiều loại thuốc chống tăng huyết áp để lựa chọn và mỗi loại lại có chứa một danh sách dài các thuốc ở dưới để giúp giảm huyết áp. Phác đồ nào phù hợp với bạn còn phụ thuộc rất nhiều vào bản thân sức khỏe của bạn. Không chỉ thế chúng còn dựa vào những nguy cơ và bệnh mạn tính mà một người đang mắc phải. Bạn là nam giới hay nữ giới? Bạn có mang thai không? Bạn có mắc bệnh thận mạn tính, bệnh tiểu đường, tim mạch nào không? Bạn bao tuổi? Đây đều là những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc nào để điều trị phù hợp.

Trong hàng trăm sự lựa chọn thuốc, điều trị vẫn nên dựa vào khuyến nghị của các bằng chứng nghiên cứu hoặc khuyến cáo, khuyến nghị của các tổ chức uy tín.

 

Những thuốc đầu tay trong điều trị tăng huyết áp

Khi bạn được chẩn đoán tăng huyết áp nghĩa là rơi vào khoảng trên 130/80mmHg, bác sỹ sẽ cân nhắc đến thuốc điều trị nếu bạn còn có thêm cả những bệnh lý tiềm ẩn khác. Còn nếu bạn chỉ mắc mỗi tăng huyết áp thì dưới đây sẽ là những thuốc thường được kê:

  • Thuốc lợi tiểu thiazide gồm có hydrochlorothiazide (Microzide) và chlorothiazide (Diuril).  Thiazide giúp giảm áp trong thành mạch bằng cách kích thích thận tăng bài tiết dịch và muối trong cơ thể.
  • Thuốc chẹn kênh canxi: ví dụ là amlodipine (Norvasc) hoặc diltiazem (Cardizem). Những loại thuốc này chặn các kênh vận chuyển canxi trong tế bào tim và thế bào thành mạch giúp giảm nhịp tim một cách bắt buộc.

Nếu bạn mắc tiểu đường typ 2 và bệnh thận mạn tính hoặc suy tim, bác sỹ sẽ cân nhắc những loại thuốc khác nhau như:

  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin: ví dụ lisinopril (Prinivil) hoặc captopril (Capoten). Thuốc ACE khiến cơ thể giảm sản xuất angiotensin – một loại hormone làm co thắt thành mạch máu.
  • Thuốc ngăn chặn thụ thể angiotensin:  ví dụ losartan (Cozaar) hoặc valsartan (Diovan), thuốc này giúp chẹn angiotensin và dãn thành mạch máu.

Những loại thuốc này đều đã được chứng minh là giảm cả các triệu chứng của bệnh thận, tỷ lệ tử vong, nguy cơ đột quỵ, đau tim và suy tim.

Những lựa chọn thuốc khác

Nếu một thuốc không đủ để hạ huyết áp trong vòng một tháng, bác sỹ có thể tăng liều hoặc thêm một loại thuốc khác vào phác đồ điều trị của bạn.

Thuốc trong trường hợp này sẽ bao gồm:

  • Thuốc chẹn beta như atenolol (Tenormin) hoặc metoprolol (Lopressor) giúp làm chậm nhịp tim bằng cách giảm các hormone căng thẳng như adrenaline. Những thuốc này có thể sử dụng cả ở những người có nhịp tim bình thường hoặc những người có tiền sử đau tim, suy tim có giảm phân suất tống máu và những người mắc bệnh mạch vành.
  • Thuốc giãn mạch như hydralazine (Apresoline) hoặc minoxidil (Loniten) giúp giãn cơ ở thành mạch máu, khiến tuần hoàn máu dễ dàng hơn.
  • Thuốc lợi tiểu quai bumetanide (Bumex) hoặc ethacrynic acid (Edecrin) hoạt động trên một phần khác của thận khác với cơ chế hoạt động của thiazide. Thuốc lợi tiểu quai dành cho những người bị suy tim tắc nghẽn, xơ gan do rượu hoặc những người suy thận tiến triển nhưng chúng có thể gây thiếu kali. Nên cần sử dụng loại thuốc lợi tiểu có chọn lọc Kali. Đây được cho là sự lựa chọn hoàn hảo.
  • Thuốc chủ vận trên hệ thần kinh trung ương: clonidine (Catapres, Kapvay), guanfacine (Intuniv) hoặc methyldopa là những loại thuốc giúp làm chậm nhịp tim hoặc làm dãn thành mạch máu bằng cách ngắt đường truyền tín hiệu đến não. Methyildopa là thuốc dành cho phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp do thuốc ức chế men chuyển Angiotensin và thuốc chẹn thụ thể angiotensin gây độc cho bào thai.

Tác dụng phụ của thuốc

Đã là thuốc thì luôn có hai mặt, ngoài việc hạ huyết áp, những thuốc thuộc hệ này cón có những tác dụng phụ riêng. Ví dụ, thuốc chẹn kênh canxi có thể làm tăng tình trạng sưng phù mắt cá chân khi các mao mạch bị dãn nhiều hơn khiến máu dồn về chân cũng nhiều hơn và máu quay trở lại tim cũng ít hơn.

Những tác dụng phụ khác:

  • Thuốc ức chế men chuyển có thể gây ra ho, dị ứng hoặc tăng lượng kali
  • Thuốc lợi tiểu có thể gây bất lực, gout hoặc tăng đường huyết
  • Thuốc ức chế thụ thể angiotensin có thể gây chóng mặt
  • Thuốc chẹn beta có thể gây ra mất ngủ, lạnh tay chân, mệt mỏi hoặc trầm cảm
  • Thuốc chủ vận trên hệ thần kinh trung ương có thể gây khô miệng, táo bón hoặc buồn ngủ
  • Thuốc giãn mạch có thể gây đau đầu hoặc tim đập nhanh

Tuy nhiên cũng có những người không cần tới thuốc vẫn kiểm soát được huyết áp tốt. Điều này cho thấy có nhiều yếu tố khác cũng chi phối đến điều trị tăng huyết áp như: giảm cân ở những người béo phì, chế độ ăn lành mạnh ít muối, tăng hoạt động thể lực,  hạn chế uống đồ uống có cồn, giảm stress và ngừng hút thuốc. Những thay đổi lối sống này đã được nhiều nghiên cứu cho thấy là giảm đáng kể cả huyết áp tâm thu và tâm trương.

Một việc quan trọng khác trong điều trị huyết áp đó là phát hiện và điều trị những bệnh lý tiềm ẩn khác có thể là nguyên nhân khiến tăng huyết áp nặng hơn. Điều trị dự phòng các bệnh lý tiềm ẩn là một điều cần thiết. Khi bị tăng huyết áp, người  ta thường xét nghiêm thêm những yếu tố có thể ảnh hưởng khác như đến tế bào máu, các xét nghiệm về chuyển hóa như đường huyết, cholesterol máu, xét nghiệm về tuyến giáp, phân tích nước tiểu và  điện tâm đồ. Một chiến lược điều trị phối hợp hiệu quả sẽ giúp cân bằng và quản lý được huyết áp trong giới hạn bình thường trở nên dễ dàng hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thuốc lợi tiểu điều trị tăng huyết áp và tăng kali máu

 

Ths. Bs. Đào Thị Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo health.usnews)
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2023

    Dư thừa canxi có thể ảnh hưởng đến tim mạch

    Chúng ta đều biết rằng canxi tốt cho xương cũng như sức khỏe tổng thể nhưng đã có nhiều bằng chứng cho thấy việc bổ sung quá nhiều canxi có thể không tốt cho tim mạch.

  • 29/03/2023

    Suy tuyến sinh dục

    Suy tuyến sinh dục là tình trạng các tuyến sinh dục — tinh hoàn ở nam giới và buồng trứng ở nữ giới sản xuất ít hoặc không sản xuất hormone. Mặc dù suy tuyến sinh dục có thể ảnh hưởng đến cả hai giới, nhưng khi nói về suy tuyến sinh dục, đặc biệt đề cập đến suy tuyến sinh dục nam.

  • 29/03/2023

    7 loại thực phẩm 'kìm hãm' cơ thể bạn hấp thụ canxi

    Canxi là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh và cần thiết cho xương chắc khỏe. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm có thể 'kìm hãm' khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng quan trọng này của cơ thể.

  • 29/03/2023

    Bổ sung canxi với phụ nữ trung niên đúng cách để phòng bệnh tật

    Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc tạo xương, răng, móng tay chân, tham gia vào quá trình đông máu, co cơ, dẫn truyền thần kinh..

  • 29/03/2023

    Giảm cân an toàn: Nên giảm bao nhiêu kg trong một tuần là tốt nhất

    Giảm cân là mong muốn của nhiều người, nhưng giảm bao nhiêu kg cân trong 1 tuần để vừa đảm bảo sức khỏe và giảm cân hiệu quả không phải ai cũng biết. Đã có những trường hợp giảm cân nhanh, giảm cân cấp tốc nguy hại đến sức khỏe.

  • 29/03/2023

    Ăn gì để tự tăng huyết sắc tố tại nhà?

    Trong bài viết này, hãy tìm hiểu cách tăng nồng độ huyết sắc tố một cách tự nhiên bằng thực phẩm tại nhà:

  • 28/03/2023

    Những rủi ro tiềm ẩn của chế độ ăn giảm cân Keto bạn nên biết

    Các chế độ ăn kiêng thịnh hành, chẳng hạn như Keto thường hứa hẹn giảm cân nhanh chóng và cải thiện sức khỏe, nhưng những rủi ro đi kèm là gì?

  • 28/03/2023

    6 bệnh về mắt khi về già

    Mặc dù không phải tất cả các bệnh về mắt đều có thể ngăn ngừa được, nhưng một số biện pháp lối sống nhất định có thể làm giảm nguy cơ của bạn như không hút thuốc, đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi tia UV và ăn nhiều đa dạng các loại trái cây và rau củ. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Viện Y học ứng dụng Việt Nam:

Xem thêm