Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thuốc kháng sinh có làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp không?

Thuốc kháng sinh là loại thuốc quan trọng, giúp điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Nhưng những loại thuốc theo toa này có thể gây ra vấn đề với các tình trạng tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp (RA).

Viêm khớp dạng thấp là một rối loạn tự miễn dẫn đến viêm và tổn thương khớp. Đây là một tình trạng viêm mạn tính và tiến triển, đặc trưng bởi đau và cứng khớp, viêm nhiều khớp, các khớp bị tổn thương, xương bị bào mòn, hủy khớp và dẫn đến dính, biến dạng khớp. Đây là một bệnh tự miễn nên có sự xuất hiện của các tự kháng thể trong huyết thanh và màng hoạt dịch.

Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp

Mặc dù cơ chế chính xác gây viêm khớp dạng thấp chưa được hiểu rõ, nhưng bệnh thường được cho là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố di truyền và môi trường. Việc sản xuất kháng thể tự miễn được coi là cơ chế chính gây viêm khớp dạng thấp, kèm theo tổn thương các khớp và sự phá hủy xương. Các tác nhân như nhiễm trùng, thay đổi nội tiết tố và căng thẳng cũng có thể góp phần vào sự phát triển của viêm khớp dạng thấp.

Mối quan hệ giữa thuốc kháng sinh và hệ vi sinh vật đường ruột

Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, nhưng chúng cũng có thể làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột-hệ thống vi sinh vật đa dạng cư trú trong đường tiêu hóa. Hệ vi sinh vật đường ruột đóng vai trò quan trọng  giúp duy trì sức khỏe tiêu hóa, hệ thống miễn dịch và tổng hợp các vitamin B và K.

Các nghiên cứu dịch tễ học đã cho thấy có mối liên hệ giữa nhiễm trùng do vi khuẩn và sự phát triển viêm khớp dạng thấp. Nhiều nghiên cứu cho thấy thuốc kháng sinh có thể làm rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột. Những thay đổi này có thể kéo dài đến một năm sau khi ngừng điều trị. Sự thay đổi trong hệ vi sinh vật đường ruột do thuốc kháng sinh có thể là một cơ chế tiềm ẩn ảnh hưởng đến quá trình sinh bệnh của viêm khớp dạng thấp

Nghiên cứu về kháng sinh và nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp

Nghiên cứu gần đây chỉ ra nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp, có thể là yếu tố nguy cơ tiềm ẩn cho sự phát triển và bùng phát viêm khớp dạng thấp. Kháng thể đối với kháng nguyên peptide citrullinated (ACPA) là một trong những tự kháng thể liên quan đến viêm khớp dạng thấp. ACPA có thể được sản xuất để đáp ứng với một số thành phần vi khuẩn nhất định, cho thấy vai trò tiềm ẩn của nhiễm trùng trong quá trình sinh bệnh viêm khớp dạng thấp.

Đọc thêm tại bài viết: Tiêu chảy sau khi sử dụng kháng sinh

Một nghiên cứu công bố năm 2019 cho thấy các tác nhân gây bệnh đường hô hấp như Chlamydia pneumoniae có thể làm gia tăng kháng thể tự miễn. Theo nghiên cứu, những người tiếp xúc với một hoặc nhiều đơn thuốc kháng sinh có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn 60% so với những người không tiếp xúc với thuốc kháng sinh. Những phát hiện này chỉ ra việc sử dụng kháng sinh có thể là một yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp. Nghiên cứu còn phát hiện ra rằng thời điểm sử dụng kháng sinh có thể đóng vai trò gây bệnh vì hầu hết những người trong nghiên cứu phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp trong vòng 1–2 năm.

Thuốc kháng sinh nào có thể làm trầm trọng thêm bệnh viêm khớp dạng thấp?

Có hàng trăm loại thuốc kháng sinh khác nhau và các nhà nghiên cứu mới bắt đầu tìm hiểu loại nào có thể liên quan đến các đợt bùng phát viêm khớp dạng thấp.

Amoxicillin và viêm khớp dạng thấp

Amoxicillin là một loại penicillin phổ biến. Thuốc kháng sinh này có thể  sử dụng trong điều trị nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng da và nhiễm trùng đường tiết niệu. Penicillin có liên quan đến các đợt bùng phát viêm khớp dạng thấp ở một số người,tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận mối liên hệ này.

Ciprofloxacin và viêm khớp dạng thấp

Ciprofloxacin là một loại kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm fluoroquinolone. Mặc dù bác sĩ chủ yếu kê đơn thuốc này cho các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và tiết niệu, nhưng ciprofloxacin không phổ biến bằng các loại kháng sinh khác do các tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc. Quinolone cũng liên quan đến các đợt bùng phát viêm khớp dạng thấp.

Clindamycin và viêm khớp dạng thấp

Nghiên cứu năm 2019 phát hiện ra rằng người sử dụng kháng sinh clindamycin có tỷ lệ mắc viêm khớp dạng thấp cao nhất so với các loại kháng sinh khác. Nhưng không rõ liệu điều này có liên quan đến bản thân loại kháng sinh hay mọi người chỉ đơn giản là dùng loại thuốc này nhiều hơn những loại thuốc kháng sinh khác.

Đọc thêm tại bài viết: Sữa mẹ giúp bảo vệ trẻ trước các vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh

Kết luận

Mặc dù một số nghiên cứu đã chỉ ra  mối liên hệ tiềm tàng giữa việc sử dụng kháng sinh và sự phát triển viêm khớp dạng thấp thông qua sự thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột, tuy nhiên vẫn cần có thêm nghiên cứu ở mức sâu rộng hơn để xác định cơ chế chính xác của mối liên hệ này. Việc hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của kháng sinh đối với nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp có thể giúp phát triển các chiến lược phòng ngừa và điều trị hiệu quả hơn trong tương lai.

Nếu bạn dùng thuốc kháng sinh và bị viêm khớp dạng thấp, hoặc nếu bạn lo lắng về các yếu tố nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp trong tương lai bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Bác sĩ có thể giúp  bạn cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ rủi ro khi dùng thuốc kháng sinh và cũng có thể giúp bạn đánh giá các yếu tố nguy cơ khác đối với sự phát triển của bệnh.

Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 13/11/2024

    Sự gia tăng ung thư đại tràng ở người trẻ tuổi

    Trong suốt 30 năm qua, tỷ lệ ung thư đại tràng nói chung tại Mỹ đã giảm đều đặn. Tuy nhiên, một xu hướng đáng lo ngại đã xuất hiện là tỷ lệ ung thư đại tràng ở người trưởng thành trẻ tuổi đã tăng mạnh trong cùng khoảng thời gian này mà không có nguyên nhân rõ rang.

  • 12/11/2024

    Liệu bạn có đang bổ sung quá liều Magie?

    Hầu hết mọi người có thể đáp ứng nhu cầu magie từ chế độ ăn uống. Tuy nhiên, một số người cần bổ sung thêm magie thông qua thực phẩm bổ sung hoặc thuốc để đáp ứng nhu cầu hàng ngày.

  • 11/11/2024

    Gió mùa về: 2 việc cần làm ngay giúp giảm nguy cơ đột quỵ

    Mùa lạnh là thời điểm nhạy cảm đối với sức khỏe, đặc biệt là với người cao tuổi và những người có bệnh nền.

  • 11/11/2024

    Dị ứng vào mùa thu

    Trời bắt đầu vào mùa thu, và những bông hoa mùa hè đã tàn. Vậy tại sao bạn vẫn hắt hơi ? Liệu có phải dị ứng không, tác nhân gây dị ứng là gì? Hãy cùng VIAM tìm hiểu nhé !

  • 11/11/2024

    Mẹo loại bỏ thuốc trừ sâu trên trái cây

    Trái cây còn tồn dư thuốc trừ sâu là mối lo của nhiều bà nội trợ. Vậy có cách nào hiệu quả để loại bỏ lượng thuốc trừ sâu còn lại này không?

  • 10/11/2024

    5 thói quen tốt cho sức khỏe tuyến giáp

    Uống đủ nước, ngủ đủ giấc, sử dụng thực phẩm giàu iod, tránh căng thẳng…là những cách giúp bạn kiểm soát hoặc ngăn ngừa các bệnh về tuyến giáp hiệu quả.

  • 10/11/2024

    Run tay khi lo âu: Nguyên nhân do đâu và làm sao cải thiện?

    Tình trạng rối loạn lo âu có thể dẫn tới các triệu chứng như căng thẳng, khó tập trung, run tay và căng cơ. Đặc biệt, nếu bản thân bạn đã gặp phải các tình trạng gây run tay, lo lắng quá mức sẽ càng khiến các cơn run trở nên rõ rệt, nghiêm trọng hơn.

  • 10/11/2024

    Thuốc kháng sinh có làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp không?

    Thuốc kháng sinh là loại thuốc quan trọng, giúp điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Nhưng những loại thuốc theo toa này có thể gây ra vấn đề với các tình trạng tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp (RA).

Xem thêm