Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thuốc gì trị bệnh chậm tiêu cơ năng?

Bệnh liên quan đến sự rối loạn của ống tiêu hóa trên, gây khó chịu cho người bệnh. Nhưng phần lớn chưa được quan tâm một cách đầy đủ cả ở phía thầy thuốc cũng như bệnh nhân, do đó, việc điều trị thường bị kéo dài mà hiệu quả không cao.

Biểu hiện của bệnh

Bệnh cảnh lâm sàng chính là cảm giác đau và khó chịu vùng thượng vị sau ăn bao gồm nhiều mức độ khác nhau từ cảm giác khó chịu, nóng ran, đau tức hoặc cảm giác căng tức, cảm giác mau no, buồn nôn… các triệu chứng này phải kéo dài trên 3 tháng và ít nhất 3 đợt. Các triệu chứng này thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào loại hình của chậm tiêu cơ năng như: chậm tiêu dạng loét, chậm tiêu dạng vận động, chậm tiêu dạng trào ngược, chậm tiêu không đặc hiệu.

Cần hết sức chú ý, trước khi chẩn đoán chắc chắn là chậm tiêu cơ năng cần nội soi dạ dày tá tràng để loại bỏ tổn thương thực thể, ngoài ra cần làm siêu âm để chẩn đoán loại trừ với các bệnh lý khác như cơn đau quặn gan do sỏi mật.

 

Chậm tiêu cơ năng được điều trị như thế nào?

Để điều trị có hiệu quả trước hết cần khai thác được các thông tin hữu ích từ phía bệnh nhân, đặc biệt là các thói quen sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà, thuốc lá…, những thuốc bệnh nhân đã dùng trước đó nhất là các thuốc chống viêm steroid hoặc non-steroid. Bệnh nhân béo phì cần được giảm cân và bệnh nhân có căng thẳng về mặt tâm lý cần được sử dụng tâm lý liệu pháp trong điều trị. Ngoài ra cũng cần chú ý đến thời gian xuất hiện triệu chứng, nếu triệu chứng đã kéo dài nhưng không ảnh hưởng đến đời sống bệnh nhân thì cũng không cần điều trị hoặc nếu triệu chứng mới xuất hiện thì cũng cần theo dõi một thời gian để xác định chẩn đoán trước khi điều trị. Ngược lại, nếu triệu chứng đã nặng và ảnh hưởng đến đời sống của bệnh nhân thì cần điều trị. Khi đó cần cân nhắc sử dụng các loại thuốc để điều trị có hiệu quả nhất và ít tác dụng phụ nhất.

Nhiều thuốc có thể sử dụng trong điều trị chậm tiêu cơ năng, tuy nhiên, liệu trình điều trị tối ưu cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ, tùy theo loại hình chậm tiêu mà có thể sử dụng đơn độc hoặc phối hợp các thuốc. Có một số nhóm thuốc hay được sử dụng:

Nhóm thuốc an thần: hay được sử dụng là sulpirit (dogmatil). Về cơ bản đây là thuốc chống rối loạn tâm thần lưỡng cực, tuy nhiên, thuốc còn có tác dụng lên vùng thể lưới ở thân não và do đó có tác dụng ức chế tiết dịch vị dạ dày. Vì thế, thuốc còn được chỉ định dùng để điều trị trong bệnh lý loét dạ dày - tá tràng hoặc bệnh lý đại tràng chức năng. Khi dùng thuốc liều cao và kéo dài có thể gặp tác dụng không mong muốn như buồn ngủ, ngủ gật, ngủ gà, hội chứng ngoại tháp, tăng tiết sữa, vú to ở đàn ông, giảm khoái cảm, lãnh cảm, tăng cân, hạ huyết áp tư thế đứng… Không được sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú, người mắc bệnh động kinh, người bị u tủy thượng thận. Không được dùng thuốc cùng với levodopa, rượu, các thuốc hạ huyết áp khác.

Nhóm thuốc đồng vận: hai nhóm thuốc thường được sử dụng trong trường hợp này là thuốc ức chế thụ thể dopamin và cisaprid.

Thuốc ức chế acid: phần lớn bệnh nhân chậm tiêu cơ năng có triệu chứng mang tính chất rối loạn acid dạ dày gọi là dạng loét nên thuốc ức chế acid hay được sử dụng, trong đó đáng chú ý là hai nhóm thuốc kháng thụ thể H2 và nhóm thuốc ức chế bơm proton. Ngoài ra, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày như prostaglandin cũng được sử dụng trong điều trị và cho kết quả khá tốt.

Điều trị nhằm vào HP: tùy theo nghiên cứu nhưng tần suất gặp vi khuẩn HP trong chậm tiêu cơ năng khoảng 50%. Hiện nay tùy theo điều kiện có thể sử dụng clarythoromycin, tinidazole hay amoxycilin hoặc metronidazole trong điều trị diệt HP, ngoài ra, việc sử dụng bismuth trong điều trị diệt HP cho kết quả khá tốt.

Tóm lại, chậm tiêu cơ năng là một rối loạn thường gặp, tuy nhiên chỉ có một số ít bệnh nhân cần được điều trị, vấn đề chọn bệnh nhân và chọn phác đồ điều trị là hết sức quan trọng, vì vậy tất cả các bệnh nhân khi có biểu hiện như trên đều không nên tự ý dùng thuốc mà phải đến các cơ sở y tế có uy tín để khám, chẩn đoán chính xác từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cần thiết nhất.

ThS. Nguyễn Bạch - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

Xem thêm