Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thói quen thức khuya có hại với sức khỏe tinh thần ra sao?

Thức khuya, đi ngủ muộn lúc 1-2h sáng không chỉ khiến bạn buồn ngủ, uể oải vào ngày hôm sau. Nghiên cứu cho thấy thói quen này còn có thể gây hại cho sức khỏe tinh thần của bạn.

Sức khỏe tinh thần chịu ảnh hưởng tiêu cực khi bạn thức khuya đến 1-2h sáng.

Theo báo cáo đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu Tâm thần học (Psychiatry Research), người thường xuyên đi ngủ sau 1h sáng có nguy cơ mắc các chứng rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu hơn người ngủ trước khung giờ trên.

Kết quả này dựa dữ liệu thu thập từ Ngân hàng Sinh học Anh Quốc (UK Biobank) thói quen ngủ và sức khỏe của gần 74.000 người, đa số là người da trắng ở độ tuổi ngoài trung niên.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng, dù bạn dậy sớm hay ngủ nướng, thói quen thức khuya ngủ muộn đều có hại với sức khỏe tinh thần. Trong đó, nhóm “cú đêm” (người có nhiều năng lượng hơn vào ban đêm và tỉnh giấc muộn vào ban ngày) chịu tác động mạnh nhất.

Theo PGS. Matthew Lehrer – Khoa Tâm thần học, Đại học Pittsburgh (Mỹ), thói quen thức khuya có thể làm nhịp cơ thể bạn “lệch sóng” với chu kỳ sáng tối của môi trường bên ngoài. Đây có thể là nguyên nhân dẫn tới nhiều vấn đề về sinh lý, trong đó có ảnh hưởng tới não bộ.

“Trong não có một số cơ chế liên quan tới hành vi và trạng thái bốc đồng. Nếu bạn thức tới tận đêm muộn, các cơ chế này suy yếu dần, có thể dẫn đến sức khỏe tinh thần kém”, PGS Lehrer cho hay.

Thường xuyên thức khuya gây ra nhiều dấu hiệu về rối loạn tâm thần

Thường xuyên thức khuya gây ra nhiều dấu hiệu về rối loạn tâm thần.

Theo các chuyên gia, một vài chức năng của não rất dễ bị tổn thương khi bạn không ngủ đủ giấc. Điển hình là vùng thùy trán vốn có nhiệm vụ điều hòa tâm trạng. Thiếu ngủ, thức đêm muộn có thể khiến bạn có nhiều cảm xúc tiêu cực và lo âu hơn.

Với người có đặc thù công việc làm ca đêm, các chuyên gia gợi ý một vài biện pháp giúp đảm bảo ngủ đủ giấc và hạn chế tác hại khi phải thức khuya. Theo GS. Indira Gurubhagavatula – Khoa Y học giấc ngủ, Đại học Pennsylvania (Mỹ), bạn nên thử nghiệm một số kỹ thuật “chợp mắt” như: Ngủ một giấc ngắn trong ca làm khi mắt sắp “dính vào nhau”; Hoặc ngủ 20-30 phút trước khi ca đêm bắt đầu. Khi đó, bạn đã có đủ thời gian nghỉ ngơi để bắt đầu ca làm việc về đêm.

Ngoài ra, người làm việc về đêm có thể tiếp xúc với ánh sáng trắng mạnh từ đèn nhân tạo để duy trì cảm giác tỉnh táo, giảm mệt mỏi.

Theo PGS. Lehrer, thói quen ăn uống cũng góp phần cải thiện tâm trạng cho người phải thức khuya thường xuyên. Nghiên cứu cho thấy, người ăn nhiều bữa vào ban ngày có tinh thần tích cực hơn người ăn muộn về đêm. 

Nếu bạn không đảm bảo ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi ngày, đây có thể là dấu hiệu của các chứng rối loạn giấc ngủ khác, cần đi thăm khám để tìm ra hướng can thiệp. GS. Gurubhagavatula khẳng định, giấc ngủ là nhu cầu sinh học cần thiết với con người không khác gì không khí, thực phẩm và đồ uống vậy.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thường xuyên thức khuya, ngủ muộn có thể mắc những bệnh 'kinh hoàng' này.

Quỳnh Trang - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 16/09/2024

    Làm thế nào để tăng cường khả năng ghi nhớ?

    Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.

  • 16/09/2024

    7 cách phòng ngừa tăng huyết áp

    Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.

  • 15/09/2024

    5 thói quen làm suy yếu hệ miễn dịch

    Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.

  • 15/09/2024

    Bổ sung vitamin K đúng cách cho trẻ em

    Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?

  • 14/09/2024

    Có nên bảo quản các sản phẩm chăm sóc da trong tủ lạnh không?

    Bảo quản đúng cách là chìa khóa để các sản phẩm chăm sóc da phát huy tối đa hiệu quả. Tránh ánh nắng trực tiếp là điều hiển nhiên, nhưng còn việc bảo quản trong tủ lạnh thì sao? Liệu đây có phải là một bước cần thiết trong quy trình chăm sóc da của bạn?

  • 14/09/2024

    Cách vệ sinh cá nhân trong và sau mùa bão lũ

    Bão lũ không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe. Việc duy trì vệ sinh cá nhân tốt trong và sau mùa bão lũ là vô cùng quan trọng để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi các bệnh truyền nhiễm.

  • 13/09/2024

    Các loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch khi thời tiết sang Thu

    Khi thời tiết chuyển dần từ nóng sang lạnh, cơ thể rất dễ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng với nhiều nguyên nhân. Bài viết này sẽ mách bạn một số loại thực phẩm thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch khi trời bắt đầu se lạnh.

  • 13/09/2024

    Vai trò của vitamin K2 với sức khoẻ

    Hiện nay, vitamin K2 đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng, nhất là với các bậc phụ huynh với mong muốn giúp con tăng chiều cao tốt hơn. Vậy vitamin K2 có những vai trò gì với sức khoẻ?

Xem thêm