Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thói quen ăn uống làm chậm quá trình trao đổi chất của bạn

Chế độ ăn uống có liên hệ mật thiết với tốc độ chuyển hóa chất dinh dưỡng của cơ thể. Một số thói quen ăn uống không lành mạnh có thể làm chậm quá trình trao đổi chất.

Chế độ ăn uống có liên hệ mật thiết với tốc độ chuyển hóa chất dinh dưỡng của cơ thể. Một số thói quen ăn uống không lành mạnh có thể làm chậm quá trình trao đổi chất.

Thói quen ăn uống làm chậm quá trình trao đổi chất của bạn

Những thói quen tưởng như vô hại lại cản trở quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Tốc độ trao đổi chất là yếu tố cần quan tâm khi bạn có mục tiêu giảm cân hoặc giữ dáng. Trao đổi chất là quá trình chuyển đổi thức ăn thành năng lượng để cơ thể có thể sử dụng. Tốc độ trao đổi chất cơ bản ở mỗi người chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như giới tính, tuổi tác, di truyền và tầm vóc cơ thể.

Nếu quá trình trao đổi chất diễn ra không hiệu quả, cơ thể sẽ tích trữ calorie dư thừa dưới dạng chất béo, khiến bạn khó kiểm soát cân nặng. Một số triệu chứng báo hiệu trao đổi chất kém gồm: Rụng tóc, da khô, mệt mỏi, dễ tăng cân… Những thói quen ăn uống không lành mạnh sau đây có thể là thủ phạm làm chậm tốc độ trao đổi chất:

Chế độ ăn thiếu protein

Bữa ăn thiếu protein và chất dinh dưỡng sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, chế độ ăn giàu protein có liên quan tới sự trao đổi chất ổn định. Protein là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho các hoạt động của cơ thể và cần thiết cho sự phát triển của cơ bắp. Tỷ lệ cơ bắp càng cao giúp bạn đốt cháy nhiều năng lượng ngay cả khi không tập luyện.

Tùy theo độ tuổi và nhu cầu năng lượng, mỗi bữa ăn của người trưởng thành nên cung cấp 20 - 25gr protein đến từ thịt, cá, trứng, thực vật giàu protein và bột protein.

Bỏ bữa sáng

Lối sống bận rộn hoặc nhu cầu giảm cân cấp tốc có thể khiến bạn thường xuyên bỏ bữa sáng. Tuy nhiên, thói quen này lại làm chậm tốc độ trao đổi chất, cản trở quá trình kiểm soát cân nặng của bạn.

Quá trình trao đổi chất của cơ thể chậm lại trong khi ngủ. Do đó, một bữa sáng cân bằng, đủ chất có thể đánh thức cơ thể, khởi động quá trình trao đổi chất cho cả ngày dài. Hãy bắt đầu ngày mới với rau củ quả, protein và chất béo lành mạnh để cảm thấy tràn đầy năng lượng.

Nạp nhiều calorie vào ban đêm

Buổi tối là thời gian ngủ, do đó, nhu cầu năng lượng của cơ thể thấp và hệ tiêu hóa sẽ hoạt động chậm lại. Nếu bạn thường xuyên bỏ bữa vào ban ngày và ăn nhiều vào ban đêm, thói quen này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhịp sinh học của cơ thể cũng như tốc độ trao đổi chất.

Để quá trình chuyển hóa hoạt động hiệu quả, bạn nên hạn chế ăn quá no vào buổi tối muộn. Thay vào đó, hãy ăn bữa sáng và bữa trưa đầy đặn để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong ngày.

Ăn ít chất xơ

Lười ăn rau không chỉ cản trở hệ tiêu hóa mà còn làm chậm tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Nghiên cứu chỉ ra rằng, chất xơ trong rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt không chỉ giúp bạn ổn định quá trình trao đổi chất mà còn hỗ trợ ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe. Cơ thể tiêu tốn nhiều năng lượng để phân giải chất xơ, từ đó thúc đẩy quá trình đốt cháy calorie.

Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn

Ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường thúc đẩy tích trữ thay vì đốt cháy năng lượng.

Thực phẩm chế biến công nghiệp như nước ngọt, bánh kẹo, kem… thường chứa nhiều đường và carbohydrate tinh chế. Đây là những thành phần gây hại cho quá trình trao đổi chất, có thể làm tăng nguy cơ mắc các hội chứng chuyển hóa như đái tháo đường type 2, thừa cân, béo phì.

Do đó, thay vì ăn vặt với đồ ngọt, bạn nên lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn như các loại hạt, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt.

Tham khảo thông tin tại bài viết: 6 sai lầm làm chậm quá trình trao đổi chất.

Quỳnh Trang H+ (Theo Eat This, Not That) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm