Tiêm vaccine cúm giúp ngăn ngừa nguy cơ nhập viện và tử vong.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trong năm 2020-2021, số ca mắc bệnh cúm có xu hướng chững lại nhờ các bệnh biện pháp phòng chống dịch COVID-19 như: Đeo khẩu trang, thường xuyên vệ sinh tay và ở trong nhà.
Tuy nhiên, khi cuộc sống bắt đầu trở lại bình thường, các ca bệnh cúm dự kiến sẽ gia tăng vào mùa Thu và mùa Đông này. Đây là lý do các chuyên gia khuyên bạn nên tiêm vaccine ngừa cúm.
Tại sao cần tiêm phòng cúm mỗi năm?
Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Nó do một số loại virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh. Cúm có rất nhiều type nhưng phổ biến nhất là cúm A và cúm B gây dịch hàng năm.
Vì virus cúm liên tục thay đổi, cùng với thực tế là khả năng miễn dịch suy giảm theo thời gian, vaccine cúm được cải tiến hàng năm để có hiệu quả bảo vệ tốt hơn. Năm 1952, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thành lập Hệ thống Giám sát và Ứng phó với bệnh cúm toàn cầu, với nhiệm vụ giám sát những thay đổi thường xuyên của virus cúm.
Tiến sỹ Pedro Piedra, giáo sư virus học phân tử và vi sinh vật thuộc Đại học Y Baylor (Mỹ) cho biết: "Mạng lưới giám sát trên toàn cầu sẽ theo dõi những loại virus nào đang lưu hành và sau đó họ đưa ra dự đoán tốt nhất về những gì cần thay đổi trong vaccine trong năm đó".
Vị chuyên gia này cho biết thêm, khó có một loại vaccine hoàn hảo để chống lại tất cả các loại virus cúm. Nhưng vaccine là cách tốt nhất để bảo vệ và ngăn ngừa nhiễm chủng cúm đang lưu hành.
Vaccine cúm hiệu quả như thế nào?
Theo CDC, vaccine cúm đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ bệnh chuyển nặng từ 40% đến 60%. Tiến sỹ Riza Conroy, bác sỹ y học gia đình tại Trung tâm Y tế Wexner của Đại học Bang Ohio (Mỹ) cho biết: “Tiêm phòng cúm giúp giảm nguy cơ mắc các triệu chứng cúm trở nặng, nhập viện và tử vong”.
Theo Mayo Clinic, vaccine này cũng có thể giúp bảo vệ những người dễ bị các biến chứng do virus cúm gây ra, thường là trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi và người lớn từ 65 tuổi trở lên.
Trên thực tế, CDC cho rằng tiêm phòng cúm có thể là “cứu cánh” cho trẻ em. Một nghiên cứu năm 2022 cho thấy, việc tiêm vaccine giúp giảm 75% nguy cơ mắc bệnh cúm đe dọa tính mạng của trẻ.
Khi nào là thời điểm tốt nhất để tiêm phòng cúm?
Mặc dù virus cúm được phát hiện quanh năm, nhưng chúng lưu hành rộng rãi hơn trong những tháng mùa Thu và mùa Đông. Theo Tiến sỹ Riza Conroy, mùa cúm đạt đỉnh điểm từ tháng 12 đến tháng 2, tuy nhiên cũng có thể sẽ gia tăng số ca mắc trong khoảng tháng 3 và vẫn còn được ghi nhận cho đến tận tháng 5.
"Thời điểm tốt nhất để tiêm vaccine cúm là vào khoảng tháng 10 để bạn được bảo vệ trong suốt mùa cúm. Vaccine sẽ có hiệu lực trong khoảng 5 đến 6 tháng", Tiến sỹ Riza Conroy nói.
Đồng quan điểm, Tiến sỹ Pedro Piedra cũng cho rằng, tháng 10 là một tháng tốt để tiêm phòng cúm.
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu dịch tễ học cúm cho thấy dịch cúm thường xuất hiện quanh năm, đạt đỉnh vào tháng 3, tháng 4, tháng 9 và tháng 10 hàng năm, có xu hướng gia tăng trong mùa Đông và mùa Xuân. Vì vậy, người dân nên tiêm trước mùa cúm khoảng 2 tuần đến 1 tháng. Mặc dù vậy, tiêm phòng vào bất cứ thời điểm nào trong mùa cúm đều vẫn có thể giúp phòng ngừa mắc bệnh.
Ai nên tiêm phòng cúm?
Tiến sỹ Riza Conroy cho biết, mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên nên chủng ngừa cúm phù hợp với lứa tuổi của mình, trừ khi bác sỹ của bạn có chỉ định khác.
Theo CDC Hoa Kỳ, có một số loại vaccine cúm được chấp thuận sử dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, trong khi chỉ có 2 loại vaccine được chấp thuận tiêm cho người lớn từ 65 tuổi. Thuốc xịt mũi FluMist, được sử dụng cho người lớn từ 49 tuổi trở xuống và trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Bạn cũng cần lưu ý rằng, trẻ em từ 6 tháng đến 8 tuổi cần tiêm 2 liều vaccine cúm. Mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng. Sau đó tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.
Có nên tiêm vaccine tăng cường ngừa biến thể Omicron và vaccine cúm cùng lúc không?
“Bạn có thể tiêm vaccine phòng cúm và vaccine tăng cường ngừa biến thể Omicron cùng một lúc. Hiện không có chống chỉ định cho cả hai loại vaccine cùng nhau", Tiến sỹ Riza Conroy nói.
Tuy nhiên, nếu chưa tiêm đủ liều vaccine COVID-19 được khuyến nghị, CDC khuyên bạn nên tiêm càng sớm càng tốt, sau đó là vaccine cúm vào cuối tháng 10.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Miễn dịch của vaccine cúm kéo dài bao lâu?
Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.
Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.
Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.
Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
Một nhà tâm lý học về giấc ngủ khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 3-2-1 để có được giấc ngủ ngon. Nếu bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng quy tắc thở 4-7-8 để ngủ lại.
Say tàu xe xảy ra khi chuyển động bạn nhìn thấy khác với những gì tai trong của bạn cảm nhận. Điều này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nôn. Bạn có thể bị say tàu xe khi đi ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền hoặc công viên giải trí. Say tàu xe có thể khiến việc đi lại trở nên khó chịu, nhưng có những chiến lược để ngăn ngừa và điều trị.