Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi vào mùa thu.
1. Da của bạn có thể bắt đầu khô hơn
Một trong những tác động lớn nhất của mùa thu đối với cơ thể chính là khô da. Các bác sĩ da liễu đã giải thích rằng sự thay đổi nhiệt độ theo mùa sẽ tác động tới sự cân bằng hóa học của da và gây ra khô da.
Vào mùa thu, da khô rất dễ bị thiếu ẩm gây bong tróc.
(Ảnh: Bright Side)
Cách khắc phục: Đây là lúc bạn cần thay đổi chu trình chăm sóc da của mình. Tăng độ ẩm không khí trong phòng ngủ là một trong những cách tránh da khô trong mùa thu. Bên cạnh đó, thay đổi thói quen dưỡng da mỗi ngày như sử dụng kem dưỡng ẩm có kết cấu dày hơn cũng giúp da luôn được giữ ẩm. Quan trọng nhất là phải uống đủ nước và bổ sung các thực phẩm chứa nhiều nước.
2. Tóc khô và rụng nhiều hơn
Điều này khá phổ biến với nhiều người vào mùa thu, họ đã phát hoảng và nghĩ rằng tóc họ rụng nhiều tới mức có thể bị hói hoàn toàn. Tóc rụng nhiều hơn vào mùa thu cũng có thể do bức xạ mạnh mẽ của mặt trời trong mùa hè, nhiều chân tóc chuyển từ giai đoạn tăng trưởng sang "nghỉ ngơi" như một cơ chế bảo vệ da đầu.
Mùa thu: Lá rụng, tóc cũng rụng.
(Ảnh: Bright Side)
Thời tiết hanh khô cũng là lý do khiến chân tóc trở nên yếu hơn, mảnh hơn và dễ bị gãy rụng hơn.
Ngoài ra thì thói quen chăm sóc tóc cũng có thể liên quan một phần tới nguyên nhân tóc rụng nhiều vào mùa thu. Thời tiết lạnh khiến nhiều người không còn duy trì chăm sóc tóc thường xuyên như mùa hè và từ đó mái tóc cũng yếu hơn và dễ gãy rụng hơn.
Cách khắc phục: Để giữ cho mái tóc khỏe mạnh trong mùa thu chúng ta cần tích cực dưỡng ẩm và bổ sung các dưỡng chất cho tóc, tránh sử dụng nước quá nóng để gội đầu.
3. Ngủ nướng nhiều hơn
Khi mùa thu đến, thời tiết mát mẻ hơn, nhiều người cho biết họ có cảm giác muốn ngủ nướng nhiều hơn trước. Nguyên nhân của vấn đề này được giải thích là do sự giảm thời lượng ánh sáng ban ngày, ảnh hưởng tới chu kì ngủ - thức của cơ thể. Việc càng ít tiếp xúc với ánh sáng vào ban ngày thì bạn lại càng cảm thấy mệt mỏi hơn.
Thời tiết mát mẻ khiến nhiều người muốn ngủ nướng hơn vào mùa thu.
Cách khắc phục: Mặc dù bạn không thể can thiệp vào chu kì ánh sáng của mùa thu nhưng bạn có thể tăng thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Hãy cố gắng tận hưởng ánh nắng bất cứ khi nào bạn có thể bắt gặp. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nghỉ ngơi nhiều nhất có thể để tránh tình trạng mệt mỏi.
4. Ăn nhiều hơn
Khi mùa hè kết thúc, não của chúng ta sẽ gửi tín hiệu tới cơ thể, tăng cường sản xuất chất béo để có thể tích trữ chất béo chuẩn bị cho mùa đông. Vì vậy, đây chính là lý do khiến bạn cảm thấy ngon miệng hơn vào mùa thu và thèm ăn các thực phẩm giàu carbs (bao gồm đường, tinh bột và chất xơ) và chất béo hơn.
Để đảm bảo nguồn năng lượng dành cho việc điều nhiệt, cơ thể cần tích trữ lượng dinh dưỡng khá cao.
Cách khắc phục: Điều tốt nhất để đảm bảo sức khỏe và các cơ quan trong cơ thể không bị quá tải do việc nạp quá nhiều carbs chính là kiểm soát chế độ ăn uống và tập luyện thể dục thường xuyên.
5. Trầm cảm theo mùa
Sự chuyển đổi từ mùa hè sang mùa thu có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe của chúng ta và được gọi là trầm cảm theo mùa (Seasonal Affective Disorder - SAD).
Theo các chuyên gia thì trong mùa thu, nỗi lo lắng có thể tích tụ do: Việc phải bắt đầu một năm học mới; Căng thẳng xảy ra trong kỳ nghỉ lễ hoặc có thể hối tiếc vì không đạt được mục tiêu mong muốn trong mùa hè. Bên cạnh đó, lượng ánh sáng mặt trời ít hơn vào mùa thu có thể khiến nồng độ hormone serotonin giảm xuống - đây là loại hormone quan trọng ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn.
Ngoài ra, sự thiếu hụt vitamin D cũng được đưa vào giả thiết là nguyên nhân gây trầm cảm theo mùa và mặc dù chưa được kết luận chính xác nhưng liệu pháp ánh sáng vẫn được chứng minh là có hiệu quả đáng kể trong việc điều trị SAD.
Cách khắc phục: Nếu bạn bắt đầu cảm thấy chán nản và thờ ơ hơn trong mùa thu này, hãy cố gắng khích lệ và thúc đẩy bản thân tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn. Bổ sung vitamin D từ thực phẩm hay theo hướng dẫn của bác sĩ nếu bạn thuộc nhóm cần nhiều vitamin D hơn.
6. Dễ bị cúm hơn
Mùa thu đánh dấu sự chuyển đổi về nhiệt độ và thời tiết. Sự thay đổi này tạo ra môi trường thuận lợi cho bệnh cúm và các loại virus khác, đó là lý do tại sao mọi người dễ bị cúm và các bệnh do virus khác trong mùa thu.
Thời tiết khô hanh xen lẫn với các đợt lạnh ngắn khiến số lượng người mắc bệnh hô hấp mùa thu tăng cao.
(Ảnh: Bright Side)
Cách khắc phục: Để ngăn ngừa các bệnh hô hấp phổ biến vào mùa thu bạn nên giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, bảo vệ mũi họng khi ra ngoài hay đến những nơi đông người và đừng quên tiêm vaccine để tăng cường hệ miễn dịch.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Điều gì xảy ra với cơ thể nếu bạn uống quá nhiều nước?
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.