Dưới đây là những tình huống mẹ phải kiên quyết nói "không" với con:
1. Khi bé gặp nguy hiểm
Không có gì ngạc nhiên nếu các bé thích chạy nhảy, leo trèo và khám phá nhưng khi bé thực hiện việc gì đó nguy hiểm, bạn nên dừng bé lại cho dù bé đang vui vẻ.
Bạn cần nâng cao giọng, nhìn vào bé và nghiêm khắc nói “không” để mệnh lệnh của bạn được phát huy sức mạnh. Bé có thể không hiểu vì sao hoạt động vui chơi của mình đột ngột bị gián đoạn; do đó, cha mẹ nên tìm một vài tính từ đơn giản như “nóng” hoặc “trơn” để mô tả tình trạng nguy hiểm cho bé.
2. Khi bé làm đau người khác
Dưới 3 tuổi, bé thường không tự phân biệt những hành vi gây hại cho bản thân hoặc người đối diện, trừ khi bạn chỉ ra cho bé, chẳng hạn, khi bé đá (hoặc cắn bạn chơi).
Nguyên nhân của hành động này thường xuất phát khi bé giận dữ hoăc cáu kỉnh. Điều quan trọng là bạn nên dừng bé lại đúng lúc nhưng không quên bỏ qua tâm trạng của bé.
Có thể giữ bé lại và nói: “Mẹ biết con đang giận nhưng không được cắn/đá/đánh người khác”. Sau đó, gợi ý cho bé nói lời xin lỗi với người vừa bị hại.
3. Khi bé mè nheo
Lời nói “không” từ cha mẹ đồng nghĩa với việc chấm dứt cơn cáu kỉnh, khi bé không nhận được thứ mình muốn.
Nếu bé mệt mỏi, bạn sẽ rất vất vả khi muốn giữ bình tĩnh cho bé nhưng bạn cần dứt khoát nói “không” – như thế mới tránh được những cơn mè nheo tương tự trong tương lai.
Ngay cả khi bé giở chiêu: giả vờ bĩnh tĩnh, chạy lại ôm bạn và tiếp tục đòi hỏi, bạn cũng nên cương quyết: “Mẹ biết là con buồn nhưng không được con ạ”.
4. Khi bé hư
Đáp ứng đòi hỏi của bé dường như là mong muốn của cha mẹ; điều này giải thích vì sao, nhiều người mẹ không đủ can đảm từ chối khi bé đòi ăn bánh trước bữa cơm.
Dù không muốn, bạn cũng không nên nuông chiều bé. Nếu cảm thấy khó xử, bạn có thể nói: “Để mẹ suy nghĩ một chút” trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Nhiều bé thích hành xử theo kiểu tự tiện, khi bé muốn một thứ gì đó, bé sẽ tự lấy nó, cho dù bạn có đề nghị bé trả lại món đồ. Trường hợp này, ngoài việc nghiêm túc nói “không”, bạn cần giải thích cho bé rằng, việc lấy đồ khi chưa được mẹ đồng ý là không được phép.
Để nói "không" với bé thành công
- Trao đổi với chồng bạn hoặc người chăm sóc bé để thống nhất hành vi được phép và không được phép dành cho bé.
- Bạn nên nói “không” rõ ràng và cương quyết thay vì quát mắng bé.
- Không nên nói “có thể”, nên cân nhắc trước khi bạn nói “không” hoặc “có” với bé.
Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.
Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.
Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.
Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây
Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.