Người bệnh cần được khám chuyên khoa và tuân thủ đúng chỉ định điều trị của thầy thuốc. Bên cạnh đó có thể áp dụng một số bài thuốc Đông y hỗ trợ và dự phòng tái phát như sau:
Thuốc uống
Bài 1: Cây cứt lợn 16g, ngân hoa 10g, liên kiều 12g, thổ phục linh 20g, sài hồ 12g, bưởi bung 16g, kinh giới 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ nam 16g, nam tục đoạn 20g, ích mẫu 16g, nam hoàng bá 16g, hương phụ 12g, trần bì 12g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Công dụng: Chống viêm, chống ngứa, chống dị ứng, giảm tiết dịch.
Bài 2: Sài hồ 10g, xuyên khung 12g, đương quy 15g, mần tưới 10g, bạch linh 12g, hương phụ 10g, thạch xương bồ 12g, hồng hoa 10g, bán hạ 10g. Sắc uống ngày một thang. 10 ngày là một liệu trình. Dùng trong trường hợp viêm tai giữa mạn tính, tai chảy mủ, tai ù, sức nghe giảm,…
Bài 3: Hạ khô thảo 6g, sài đất 5g, kinh giới 5g, hoàng kì 5g, phòng sâm 5g, bạch linh 5g, bạch truật 5g, đinh lăng 6g, thổ phục linh 6g, mẫu lệ 5g, chi tử 5g, cây cứt lợn 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Công dụng: Chống viêm, chống dị ứng, thông nhĩ, giảm đau, giảm tiết dịch.
Thuốc nhỏ tai
Có thể dùng một bài thuốc uống kết hợp với bài thuốc nhỏ tai. Tuy nhiên cần có sự hướng dẫn của thầy thuốc chứ không tự ý sử dụng bài thuốc này.
Bài 1: Thạch xương bồ 16g, kinh giới 16g, hoàng kỳ 16g, hoàng liên 12g. Cho các vị vào nồi, đổ nước 300ml, sắc lọc bỏ bã lấy 60ml. Dùng bông y tế lọc nước thuốc 2 lần cho trong. Đóng vào lọ, bảo quản trong tủ lạnh dùng dần. Hằng ngày nhỏ tai 3 - 4 lần, mỗi lần 2 - 3 giọt. Công dụng: chống viêm chống ngứa, giảm đau, thông khiếu.
Bài 2: Kinh giới, cây ngũ sắc, thạch xương bồ, thương nhĩ tử, trần bì mỗi vị 16g. Cho các vị vào ấm, đổ 150ml nước, đun còn khoảng 50ml. Rót nước thuốc ra, dùng bông y tế lọc 2 lần cho trong. Đóng vào lọ, bảo quản trong tủ lạnh dùng dần. Mỗi lần nhỏ 2 - 3 giọt, ngày 3 - 4 lần. Công dụng: diệt khuẩn, chống viêm, tiêu độc, giảm đau, giảm tiết dịch.
Người bệnh cần lưu ý:
Thường xuyên vệ sinh tai mũi họng và tích cực điều trị các bệnh mũi - họng để phòng ngừa tái phát viêm tai giữa. Trước khi nhỏ thuốc rửa tai nên dùng nước muối sinh lý rửa sạch lỗ tai và mủ tai. Ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau quả tươi có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc và bổ sung vitamin nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Công nghệ xâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống khiến hầu hết trẻ em ngày nay dành hàng giờ liền trước các thiết bị số như điện thoại, tivi và máy tính bảng.
Bất cứ độ tuổi nào cũng cần tập luyện thể thao vì tập luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Trẻ em có thể bắt đầu tập luyện thể thao từ rất sớm để hình thành thói quen tập luyện hàng ngày cho trẻ.
Việc cắt bớt thời gian ngủ có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.
Vitamin K2, còn được gọi là menaquinone, là một loại vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và tim mạch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xung quanh tác dụng của vitamin này.
Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.
Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.
Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.
Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?