Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thoát vị rốn: chẩn đoán, điều trị và phẫu thuật

Thoát vị rốn xảy ra khi cơ quanh vùng rốn bị yếu, làm các mô của vùng bụng chui ra ngoài qua lớp cơ.

Thoát vị rốn: chẩn đoán, điều trị và phẫu thuật 

Khi còn trong bụng mẹ, dây rốn có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng từ mẹ đến bào thai. Sau khi sinh ra, rốn rụng đi xuyên qua các cơ bụng, do vậy, cũng rất dễ bị thoát vị.

Thoát vị rốn thường chỉ khiến lớp phúc mạc, hoặc lớp lót của khoang bụng, chui qua thành cơ. Trong những trường hợp nặng, một phần của ruột có thể chui qua vùng cơ bị yếu.

Ai có nguy cơ thoát vị rốn?

Thoát vị rốn thường xảy ra khi sinh và dường như sẽ tự xuất hiện và tự biến mất, được gọi là thoát vị hồi phục được. Tình trạng thoát vị có thể không được phát hiện trừ phi bệnh nhân khóc, rặn khi đại tiện, hoặc một hoạt động khác tạo ra áp lực trong bụng. Thoát vị rốn thường rất dễ chẩn đoán qua lâm sàng mà không cần phải tiến hành thêm bất cứ một loại xét nghiệm gì.

Khi thoát vị rốn xảy ra ở người trưởng thành, nó thường xảy ra sau phẫu thuật tại vùng rốn, trong khi hoặc sau khi mang thai, hoặc ở những người thừa cân. Không giống như trẻ em, người lớn không còn phát triển nữa vì vậy thoát vị rốn sẽ không tự lành trong phần lớn các trường hợp.

Rốn thường được sử dụng như một nơi để đưa các dụng cụ trong phẫu thuật nội soi vào vì vết sẹo được giấu trong nếp gấp của da.

Vì lý do này, thoát vị vết mổ có thể hình thành trông giống như thoát vị rốn.

Điều trị thoát vị rốn

Đối với hầu hết trẻ em, thoát vị rốn sẽ tự lành. Thông thường trẻ em sẽ "khỏi" thoát vị vào tuổi lên ba, vì cơ bụng sẽ được củng cố và lớn lên cùng với đứa trẻ.

Trong một số trường hợp, có thể sẽ cần phải phẫu thuật.

 

Khi nào cần phải phẫu thuật thoát vị rốn?

Thoát vị rốn có thể cần phẫu thuật nếu:

  • Tình trạng này không thể hồi phục được khi lên bốn hay năm tuổi
  • Tình trạng thoát vị phát triển lớn hơn và không tự lành
  • Tình trạng thoát vị gây mất thẩm mỹ

Khi nào  thoát vị rốn là một trường hợp cấp cứu?

Tình trạng thoát vị bị mắc kẹt ở vị trí bên ngoài được gọi là thoát vị nghẹt  và sẽ trở thành một trường hợp cần cấp cứu vì các mô sẽ lồi ra ngoài vùng cơ và sẽ không được cấp máu. Tình trạng này sẽ gây hoại tử vùng mô lồi ra ngoài.

Thoát vị nghẹt có thể được xác định bằng màu đỏ đậm hoặc tím của phần mô lồi ra ngoài. Nó có thể đi cùng với tình trạng vô cùng đau đớn, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và sưng bụng cũng có thể là những dấu hiệu có thể xảy ra.

Phẫu thuật thoát vị rốn

Phẫu thuật thoát vị rốn thường được thực hiện bằng gây mê toàn thân. Phẫu thuật sẽ được bắt đầu với một vết mổ dưới rốn và do vậy sẽ cô lập được lớp niêm mạc bụng bị lồi ra qua lớp cơ. Mô này được gọi là "túi thoát vị". Bác sĩ phẫu thuật sẽ đưa lại túi thoát vị vào bụng  và ở đúng vị trí.

Nếu khiếm khuyết ở cơ nhỏ, nó có thể được khâu lại. Các vết khâu sẽ tồn tại vĩnh viễn, ngăn ngừa thoát vị trong tương lai.

Đối với các khiếm khuyết lớn, khâu không phải là cách thích hợp để sửa chữa các lỗ trong cơ. Trong trường hợp này, một lưới ghép sẽ được sử dụng để phủ các lỗ tại cơ. Màng lưới là vĩnh viễn và sẽ ngăn ngừa tình trạng thoát vị, mặc dù vẫn tồn tại các lớp tại vùng cơ.

Nếu phương pháp khâu được sử dụng với các khiếm khuyết cơ lớn, nguy cơ tái phát sẽ tăng lên. Việc sử dụng lưới trong các thoát vị lớn là điều trị tiêu chuẩn, nhưng nó có thể không thích hợp nếu bệnh nhân có tiền sử thải ghép  sau phẫu thuật hoặc một tình trạng khác ngăn cản việc sử dụng lưới ghép.

Một khi lưới được đặt đúng vị trí hoặc cơ đã được khâu, vết rạch có thể được đóng lại.

Phục hồi sau phẫu thuật thoát vị

Hầu hết bệnh nhân thoát vị đều có thể trở lại hoạt động bình thường trong vòng từ hai đến bốn tuần. Bụng sẽ hơi chướng, đặc biệt là trong tuần đầu tiên. Trong thời gian này, vết mổ phải được bảo vệ nếu thực hiện các hoạt động làm tăng áp lực bụng bằng cách ấn nhẹ vào đường rạch.

Các hoạt động này bao gồm :

  • đứng lên từ vị trí ngồi
  • hắt xì
  • ho
  • rặn khi đại tiện
  • nôn mửa

Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Dấu hiệu nhận biết chứng thoát vị ở trẻ em

Bình luận
Tin mới
Xem thêm