Dây rốn sẽ được cắt đi sau khi em bé sinh ra. Mặc dù vậy, rất cần phải chăm sóc đúng cách cho vùng rốn của bé để rốn có thể lành lại và tránh bị nhiễm trùng. Dưới đây là những hướng dẫn đúng để chăm sóc cho vùng rốn của bé, bao gồm các mẹo chăm sóc rốn, các dấu hiệu nhiễm trùng và biết được khi nào bé cần đến gặp bác sỹ.
Dây rốn là gì?
Dây rốn hình thành trong khoảng tuần thứ 7 của thai kỳ. Dây rốn là con đường cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho em bé phát triển, và cũng là con đường mà em bé thải bỏ các chất cặn bã. Dây rốn của em bé bao gồm:
Khi em bé sắp chào đời, dây rốn sẽ mang các kháng thể từ cơ thể mẹ đến em bé, giúp em bé chống lại các bệnh nhiễm trùng trong vòng 3 tháng đầu đời. Bất cứ loại kháng thể nào có mặt trong dòng máu của mẹ cũng sẽ được truyền qua em bé.
Sau khi em bé ra đời, dây rốn sẽ trở nên không cần thiết nữa bởi em bé có thể được cho ăn, tự thở và tự đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể mà không cần đến dây rốn. Do vậy, dây rốn sẽ được cắt đi sau khi em bé sinh ra. Dây rốn sẽ được kẹp và cắt, chỉ để lại một đoạn dài khoảng từ 2-3 cm tính từ rốn.
Mẹo chăm sóc rốn cho bé
Phần dây rốn sau khi được kẹp và cắt có thể trông không được đẹp mắt và có thể, bạn sẽ không muốn nhìn hoặc chạm vào nó. Nhưng bạn cần phải chăm sóc phần cuống rốn còn lại này để rốn của bé có thể tự lành lại một cách bình thường. Điều quan trọng là bạn cần giữ được phần cuống rốn và giữ cho vùng da quanh đó luôn khô và sạch. Việc này sẽ giúp cuống rốn tự rụng ra và giúp bé tránh được tình trạng nhiễm trùng.
Giữ cuống rốn sạch: nếu cuống rốn bị dính hoặc bẩn, hãy dùng một miếng khăn sạch để vệ sinh hoặc rửa với nước sạch. Sau đó, lau khô bằng một miếng khăn cotton sạch để loại bỏ lượng nước và độ ẩm còn sót lại. Không được sử dụng xà phòng hoặc cồn để vệ sinh vùng cuống rốn vì có thể sẽ gây kích thích da của em bé.
Giữ cuống rốn khô: Hãy để cuống rốn tiếp xúc với không khí để cuống rốn khô nhanh hơn. Khi cho bé sử dụng bỉm, cố gắng không để bỉm của bé phủ lên trên cuống rốn. Vào những ngày ấm áp hơn, hãy cho bé mặc quần áo thoáng mát để cuống rốn được thoáng khí.
Chú ý khi tắm bé: Không nên nhúng cuống rốn của bé xuống nước cho đến khi bé rụng rốn, do vậy, cần rất thận trọng khi tắm cho bé trong khi bé chưa rụng rốn. Khi bé đã rụng rốn, bạn có thể tắm cho bé trong chậu hoặc trong bồn tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh.
Cẩn thận khi thay tã/bỉm: Môt số loại tã/bỉm cho trẻ sơ sinh có thiết kế khoét chữ V ở vùng rốn cho trẻ, nhưng một số khác thì không. Trong trường hợp này, khi cho bé sử dụng tã/bỉm, bạn nên cuộn phần cạp của tã/bỉm xuống để tã/bỉm không đè lên vùng cuống rốn của bé. Bạn cũng nên thận trọng khi thay tã/bỉm để phần dịch bẩn không chảy vào khu vực rốn của bé.
Lựa chọn trang phục cho bé: Hãy lựa chọn loại trang phục áo và quần có thiết kế chừa ra phần cắt gần khu vực rốn, tránh mặc trang phục áo liền quần vì vùng rốn sẽ không được thoáng khí.
Để cuống rốn rụng tự nhiên: Không nên tác động vào cuống rốn để làm cuống rốn rụng vì việc này có thể dẫn đến tình trạng chảy máu. Thay vào đó, hãy để cuống rốn của bé rụng một cách tự nhiên.
Khi nào rốn của bé sẽ rụng?
Vì cuống rốn là một mô sống, nên sẽ mất một chút thời gian để cuống rốn khô và rụng ra một cách tự nhiên. Bạn có thể sẽ thấy một chút máu rỉ ra hoặc một vài miếng mô nhỏ rơi ra ở vùng rốn, và đó là hoàn toàn bình thường. Vết thương sau khi lành lại sẽ trở thành rốn của em bé. Vùng rốn thường sẽ mất khoảng 5-15 ngày để lành lại, đôi khi là lâu hơn.
Hãy đưa bé đến gặp bác sỹ nếu dây rốn không khô và rụng sau vài tuần. Sau khoảng 2 tuần, vùng gốc dây rốn sẽ lành hoàn toàn và trở thành rốn của bé.
Ngay sau khi sinh
Ngay sau khi sinh, dây rốn sẽ được để lại trong một khoảng thời gian ngắn để các chất dinh dưỡng cũng như kháng thể đi hết vào em bé. Sau đó một vài phút, dây rốn sẽ được kẹp và cắt đi. Phần kẹp rốn sẽ được để lại tại vùng gốc rốn của bé sau vài ngày.
Trong tuần đầu tiên
Cuống rốn sẽ khô rất chậm trong tuần đầu tiên và sẽ chuyển sang màu nâu hoặc đen. Trong khoảng 1 tuần – 10 ngày, cuống rốn sẽ dần dần rụng ra. Sau khi rụng rốn, phần còn lại của rốn sẽ trông như một vết thương hở.
Một vài tuần sau
Vết thương hở sẽ cần 2-4 tuần để khô lại hoàn toàn và khi đó, em bé của bạn đã sang tháng thứ 2. Đôi khi, khoảng thời gian này sẽ lâu hơn một chút.
Dấu hiệu nhiễm trùng
Khi cuống rốn chưa rụng hẳn, bạn cần đảm bảo rằng phần gốc rốn còn lại không bị nhiễm trùng. Nếu em bé bi sinh non hoặc có cân nặng khi sinh thấp, bạn thậm chí còn phải cẩn thận hơn hoặc nếu cuống rốn rụng quá sớm bởi có thể sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.
Tình trạng nhiễm trùng cuống rốn rất hiếm khi xảy ra, nhưng nếu có, bạn có thể sẽ nhận thấy những dấu hiệu sau:
Khi nhận thấy các dấu hiệu này, hãy hỏi ý kiến bác sỹ ngay.
Khi nào cần gọi cho bác sỹ?
Ngoài những dấu hiệu nhiễm trùng ở trên, cũng có một số tình huống mà bé cần được chăm sóc y tế ngay.
Những câu hỏi thường gặp
Khi nào việc chảy máu ở dây rốn là bình thường?
Ngoài những tình trạng được miêu tả ở trên, đôi khi, vùng rốn của em bé cũng sẽ bị chảy máu sau khi phần cuống rốn rụng. Tình trạng chảy máu cũng có thể xảy ra trước khi cuống rụng, đặc biệt là nếu bạn vô tình chạm, ấn vào vùng này. Bạn có thể nhận thấy hiện tượng chảy máu khi nhìn thấy các đốm máu ở tã hoặc quần của em bé.
Xử lý thế nào?
Hãy làm sạch vùng quanh rốn và ấn nhẹ vào vùng cuống rốn để cầm máu. Đảm bảo rằng tã/bỉm của em bé không chà xát hoặc chạm vào cuống rốn để tránh tình trạng chảy máu tiếp diễn.
Khi nào cần lo lắng?
Nếu sau khi ấn nhẹ mà máu vẫn chảy, bạn cần đến gặp bác sỹ vì chảy máu đôi khi có thể dẫn đến nhiễm trùng. Bạn nên chú ý các dấu hiệu sau:
U hạt ở rốn là gì?
Đây là một tình trạng mà có một khối u hoặc mô ướt, có màu đỏ hồng hình thành tại rốn. Bạn có thể nhận thấy tình trạng này sau khi bé rụng rốn và tình trạng này có thể sẽ xuất hiện trong vài tuần. Mặc dù không gây đau đớn, nhưng tình trạng này có thể sẽ khiến vùng rốn của bé chảy dịch và dẫn đến đỏ, kích ứng vùng rốn.
Điều trị thế nào?
Bác sỹ có thể sẽ thoa bạc nitrat vào khối u hạt này. Sẽ cần phải đến gặp bác sỹ 3-6 lần để tình trạng u hạt tại rốn này có thể lành hẳn. Sau khi điều trị, bạn có thể nhận thấy rốn sẽ tiết dịch màu tối hoặc đôi khi da sẽ đổi màu, nhưng tình trạng này chỉ là tạm thời.
Một lựa chọn khác là phẫu thuật để thắt khối u này từ gốc. Dòng máu đến nuôi khối u sẽ bị cắt và do vậy, khối u sẽ tự rơi ra.
Cả 2 lựa chọn điều trị trên đều không gây đau đớn.
Liệu có đoán được rốn của bé sẽ lồi hay lõm không?
Rốn của bé có thể lồi mà cũng có thể sẽ lõm. Thông thường, mọi người thường hiểu lầm rằng nếu cuống rốn bị nhiễm trùng thì bé sẽ có rốn lồi, hoặc thậm chí có nhiều bà mẹ còn cho rằng đặt một vật phẳng, ví dụ như đồng xu lên rốn thì bé sẽ có rốn lõm. Nhưng tất cả đều không đúng.
Nếu em bé bị thoát vị rốn và vùng cơ ở bụng không hợp nhất lại đúng cách sau khi rụng rốn, thì các mô có thể sẽ lồi ra và bé sẽ có rốn lồi. Ngược lại, bé sẽ có rốn lõm.
Thông tin thêm trong bài viết: Biến chứng trên dây rốn, màng ối và nước ối trong thai kỳ
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.