Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thiếu magiê có thể gây mệt mỏi, chán ăn, cách phát hiện và bổ sung

Thiếu magiê có thể gây hạ magiê máu và các chất điện giải khác, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Một trong những triệu chứng do thiếu magiê ban đầu là mệt mỏi, chán ăn…

1. Tác dụng của magiê trong cơ thể

Magiê là một khoáng chất thiết yếu, hay còn gọi là chất điện giải, mà cơ thể cần để duy trì sức khỏe. Magiê đóng một vai trò quan trọng trong:

  • Phát triển xương và răng.
  • Sản xuất năng lượng.
  • Đảm bảo chức năng cơ và thần kinh.
  • Điều hòa huyết áp.
  • Đảm bảo sức khỏe tim mạch…

2. Tại sao magiê lại quan trọng

Thiếu magiê có thể gây mệt mỏi, chán ăn…, cách phát hiện và bổ sung  - Ảnh 1.

Megiê là một khoáng chất rất quan trọng với cơ thể.

Trong cơ thể magiê hoạt động cùng với các chất điện giải khác, chẳng hạn như canxi, kali và natri. Chất điện giải được tìm thấy trong tế bào, dịch cơ thể, mô và xương và rất cần thiết vì chúng giúp:

  • Cân bằng nước trong cơ thể.
  • Cân bằng nồng độ axit/bazơ (pH) của cơ thể.
  • Di chuyển chất dinh dưỡng vào và ra khỏi tế bào.
  • Di chuyển chất thải ra khỏi tế bào.
  • Đảm bảo dây thần kinh, cơ bắp, tim và não hoạt động bình thường…

Khi mức magiê giảm, thận sẽ điều chỉnh lượng magiê mà chúng loại bỏ qua nước tiểu. Quá trình sản xuất nước tiểu sẽ chậm lại hoặc ngừng lại trong nỗ lực dự trữ magiê, khiến cho các chất cặn bã của cơ thể không bài tiết, tích tụ lại gây hại cho thận và các cơ quan khác.

Mức thấp hoặc cao của magiê có thể làm tăng hoặc giảm các chất điện giải khác, dẫn đến mất cân bằng điện giải. Mất cân bằng điện giải như hạ canxi máu hoặc kali máu nguy hiểm cho sức khỏe, có thể xảy ra khi thiếu magiê nghiêm trọng.

3. Dấu hiệu và triệu chứng khi thiếu magiê

Một trong những dấu hiệu đầu tiên của sự suy giảm magiê thường là mệt mỏi. Ngoài ra, còn có những dấu hiệu và triệu chứng ban đầu khác, bao gồm:

 

  • Ăn mất ngon
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Yếu đuối
  • Co thắt cơ bắp…

Khi tình trạng thiếu magiê trầm trọng hơn, các triệu chứng sau có thể xuất hiện:

  • Ngứa ran hoặc tê
  • Chuột rút hoặc co thắt cơ bắp
  • Run rẩy
  • Co giật
  • Thay đổi tính cách hoặc hành vi
  • Nhịp tim bất thường
  • Tổn thương cơ tim hoặc cơ tim
  • Hôn mê

Thiếu magiê có thể gây mệt mỏi, chán ăn…, cách phát hiện và bổ sung  - Ảnh 2.

Thiếu magiê có thể gây mệt mỏi.

4. Nguyên nhân gây thiếu magiê

4.1 Do giảm hấp thu magiê

Thiếu magiê thường xảy ra ở những người bị giảm hấp thu hoặc mất nhiều magiê, cụ thể:

 

  • Tiêu chảy nặng
  • Kém hấp thu chất béo (không có khả năng hấp thụ hoặc tiêu hóa chất béo)
  • Nghiện rượu
  • Phẫu thuật dạ dày
  • Có vấn đề về thận
  • Do một số loại thuốc, bao gồm thuốc lợi tiểu hoặc hóa trị

4.2 Do tình trạng sức khỏe

Một số tình trạng sức khỏe có thể khiến mọi người có nguy cơ bị thiếu magiê. Những rối loạn này tạo ra các điều kiện dẫn đến giảm hấp thu magiê qua ruột hoặc tăng sự mất mát magiê của cơ thể.

Những tình trạng sức khỏe có thể gây thiếu magiê bao gồm:

Bệnh đường tiêu hóa

Magiê được hấp thụ trong ruột. Các bệnh ảnh hưởng đến đường ruột có thể gây tiêu chảy mạn tính và kém hấp thu chất béo, dẫn đến mất magiê theo thời gian.

Bệnh đái tháo đường type 2

Những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 thường đi tiểu nhiều. Điều này có thể gây ra sự suy giảm magiê trong cơ thể.

Nghiện rượu mãn tính

Nghiện rượu có thể dẫn đến dinh dưỡng kém, các vấn đề về đường tiêu hóa, rối loạn chức năng thận, bệnh gan và cạn kiệt các khoáng chất khác như phốt phát và vitamin D. Tất cả những điều này có thể góp phần làm giảm lượng magiê.

Viêm tụy

Viêm hoặc sưng đột ngột ở tuyến tụy có thể gây ra tình trạng kém hấp thu và cạn kiệt các chất dinh dưỡng như magiê.

- Bệnh thận: Người có vấn đề về thận có thể gặp vấn đề trong việc điều chỉnh lượng magiê, có thể gây ra sự thiếu hụt.

Thiếu magiê có thể làm trầm trọng thêm các bệnh sau:

 

  • Tăng huyết áp, bệnh tim và đột quỵ
  • Bệnh đái tháo đường type 2 (cơ thể không có khả năng sử dụng đúng cách glucose hoặc đường làm nhiên liệu)
  • Loãng xương (xương giòn)
  • Chứng đau nửa đầu (đau đầu do suy nhược)

5. Đối tượng có nguy cơ thiếu magiê

Thiếu magiê có thể gây mệt mỏi, chán ăn…, cách phát hiện và bổ sung  - Ảnh 3.

Người cao tuổi dễ bị thiếu magiê.

Người cao tuổi

Người lớn tuổi thường giảm cảm giác thèm ăn, điều này có thể dẫn đến lượng dinh dưỡng hấp thụ thấp hơn.

Khi quá trình lão hóa diễn ra bình thường, cơ thể sẽ tự nhiên mất đi một số khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng trong ruột và điều chỉnh sự bài tiết chất dinh dưỡng qua nước tiểu. Ngoài ra, người lớn tuổi cũng có nhiều khả năng mắc các bệnh mạn tính hoặc dùng thuốc có thể làm giảm lượng magiê.

Trẻ sơ sinh và trẻ em

Trẻ sơ sinh và trẻ em đặc biệt dễ bị mất cân bằng điện giải liên quan đến mất nước do kích thước nhỏ hơn và chuyển hóa nhanh. Đây là nguyên nhân khiến đối tượng này cần bù nước và chất điện giải với tốc độ nhanh hơn người lớn.

6. Cách phát hiện thiếu magiê

Thiếu magiê có thể khó chẩn đoán và kiểm tra vì nó được lưu trữ trong các tế bào mô mềm hoặc trong xương.

Ngoài ra, các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu có thể chỉ ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên, cách phổ biến nhất để kiểm tra mức độ thấp của magiê là thông qua xét nghiệm máu, nước tiểu…

7. Phòng ngừa và điều trị thiếu magiê

Phòng ngừa thiếu magiê bắt đầu với chế độ ăn uống với những thực phẩm giàu magiê hoặc bổ sung dinh dưỡng chứa magiê thông qua thực phẩm và chất lỏng.

Thực phẩm giàu chất xơ như rau bina, quả hạch, hạt và ngũ cốc nguyên hạt… là nguồn cung cấp magiê tốt. Một số loại ngũ cốc và nước uống đóng chai có bổ sung magiê.

Mục tiêu của điều trị thiếu magiê là kiểm soát các nguyên nhân cơ bản của sự thiếu hụt magiê, cũng như bổ sung magiê thông qua các chất bổ sung bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

 

 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Có nên bổ sung magie khi mất ngủ?

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/12/2024

    Mối lo ngại khi trẻ thường xuyên nóng giận mất kiểm soát

    Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.

  • 03/12/2024

    Nhóm máu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?

    Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.

  • 03/12/2024

    Bất dung nạp lactose hoàn toàn khác dị ứng đạm sữa bò

    Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!

  • 02/12/2024

    6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản

    Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.

  • 02/12/2024

    Tập thể dục mùa lạnh: Lợi ích và những lưu ý quan trọng

    Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.

  • 02/12/2024

    Yếu tố Rh và tầm quan trọng của xét nghiệm Rh trong thai kỳ

    Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 01/12/2024

    Mẹo giúp trẻ ngủ ngon hơn trong những ngày se lạnh

    Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.

  • 30/11/2024

    Những điều nên và không nên làm đối với da nhạy cảm

    Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.

Xem thêm