Thay đổi thói quen hàng ngày để tăng cường hệ thống miễn dịch
Với một hệ miễn dịch tốt, bạn sẽ không phải lo về việc bị cảm lạnh hay nóng sốt bất thường. Vì cơ thể bạn rất khỏe, sẽ chống lại được vi trùng và bệnh tật, không còn lo bị ốm vặt hay tổn thương bên ngoài. Tìm hiểu ngay những thói quen hàng ngày sẽ giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch và áp dụng chúng để thay đổi nhé.
Tập thể dục hàng ngày
Chỉ với 30 phút đi bộ mỗi ngày, cơ thể bạn sẽ có sự khác biệt lớn trong việc cải thiện hệ miễn dịch. Bạn không cần phải tập thể dục quá nặng, thực hiện những động tác tay chân mỗi ngày khoảng 30 phút là đủ. Một người không tập thể dục hàng ngày thì sẽ dễ mắc các bệnh ốm vặt hơn là người tập thể dục đều đặn hàng ngày đó.
Ngủ đủ giấc
Mỗi đêm bạn nên ngủ từ 7 – 9 tiếng để cơ thể được nghỉ ngơi và trao đổi chất lại sau một ngày. Nếu không ngủ đủ, cơ thể của bạn sẽ uể oải, mệt mỏi và làm các vi sinh vật có điều kiện xâm nhập vào cơ thể. Bạn cảm thấy khó ngủ thì hãy đọc sách để mắt cảm thấy mỏi dần và sẽ dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.
Hạn chế rượu và tránh khói thuốc lá
Khi bạn uống rượu quá nhiều sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi. Hút thuốc cũng là một tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi, viêm phế quản và nguy hiểm hơn là viêm phổi. Vậy nên, hãy bảo vệ bạn và những người thân xung quanh bạn bằng việc dừng đốt thuốc lá và hạn chế uống rượu mỗi ngày.
Ăn trái cây và rau củ
Khi ăn trái cây và rau củ, hãy tìm cách kết hợp nhiều loại khác nhau vào trong cơ thể. Các loại trái cây có múi là một trong số những loại trái cây tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn rất tốt vì chúng chứa khá nhiều vitamin C. Một số loại rau xanh cũng chứa nhiều vitamin C có thể kể đến là cải xoăn và rau bina (rau chân vịt).
Tiếp xúc với không khí trong lành và ánh sáng mặt trời
Ánh sáng mặt trời sẽ kích hoạt sự sản sinh vitamin D của da. Nếu không được tiếp xúc với không khí trong lành và ánh sáng mặt trời thì mức vitamin D trong cơ thể sẽ thấp và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên, cũng nhớ bôi kem chống nắng và đeo khẩu trang để tránh khói bụi khi ra đường nhé.
Hạn chế căng thẳng
Khi bạn áp lực với công việc hiện tại hay cảm thấy xuống dốc vì những mối quan hệ thì tâm trạng của bạn cũng thay đổi. Việc căng thẳng xảy ra thường xuyên sẽ làm cho cơ thể của bạn dễ mắc bệnh và khi bị bệnh, bạn còn thấy mệt mỏi và căng thẳng hơn. Vậy nên, điều quan trọng là hãy thoát khỏi những giai đoạn đó bằng cách sống chậm lại, thư giãn với các bài tập yoga hoặc đi xem một bộ phim ngoài rạp nhé.
Giữ cho mọi thứ xung quanh bạn thật "sạch"
Chạm vào các vật bị ô nhiễm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh đấy. Trong suốt cả ngày, bạn chạm vào rất nhiều thứ mà người khác cũng có thể từng chạm vào. Ví dụ như: tay nắm cửa, cầu thang, đồ gia dụng, điện thoại của bạn... nhưng bạn không hề để ý rằng tay bạn cũng có thể chạm lên mặt bạn. Điều đó, vô hình là sự tiếp xúc hàng ngày khiến cho cơ thể bạn dễ bị nhiễm vi khuẩn và vi rút gây hại. Thế nên, hãy giữ cho mọi thứ xung quanh bạn luôn sạch sẽ bằng việc lau chùi chúng thường xuyên.
Đặt tỏi ở gần bạn
Thử đặt tỏi ở những nơi bạn tiếp xúc hàng ngày và bạn sẽ nhận được một lớp bảo vệ rất có lợi cho sức khỏe đó. Tỏi được biết đến là một loại thực phẩm có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp bạn tránh khỏi những cơn cảm lạnh thông thường. Bạn có thể đặt tỏi bên cạnh hoặc dùng để nấu các món ăn cũng rất có lợi cho sức khỏe nữa.
Uống trà xanh
Trong lá trà xanh có chứa chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Ngoài ra, nó còn bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân bên ngoài, giúp cho tâm trí thư thái, giảm bớt mệt mỏi.
Hạn chế các gia vị chế biến
Bạn nên tránh thêm đường, hạt nêm, mì chính khi nấu ăn hàng ngày, vì chúng sẽ làm giảm chức năng miễn dịch của bạn. Nhiều thực phẩm chế biến có thể cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng nhưng cuối cùng bạn cho quá nhiều gia vị chế biến vào sẽ dẫn đến hệ quả tiêu cực từ các món ăn khi nấu xong.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 6 điều bạn cần biết về hệ miễn dịch
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.