6 điều cần biết về hệ miễn dịch
Bạn có thể sẽ không thực sự suy nghĩ nhiều về hệ miễn dịch của mình cho tới khi bạn bị ốm. Tuy nhiên, hệ miễn dịch đóng một vai trò rất quan trọng trong việc chống lại vi khuẩn trong suốt cả ngày. Do vậy, bạn cần cung cấp và thực hiện nhiều biện pháp để tăng cường sức khỏe của hệ miễn dịch như ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, luyện tập thể thao và giảm căng thẳng. Dưới đây là những gì bạn có thể biết thêm về hệ miễn dịch.
Phụ nữ thường dễ mắc các bệnh tự miễn hơn
Trong số 23,5 triệu người Mỹ phải sống chung với các bệnh tự miễn (ví dụ như bệnh lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh vẩy nến), thì có hơn ¾ trong số đó là phụ nữ. Tại sao ư? Theo một số chuyên gia, dựa trên các nghiên cứu trên động vật, thì các hormone sinh dục, ví dụ như estrogen, là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh. Các tế bào miễn dịch thực ra cũng có các thụ thể tiếp nhận các hormone sinh dục, do vậy, estrogen cũng có thể sẽ gắn vào các thụ thể này. Việc gắn này có thể sẽ gây kích hoạt các phản ứng viêm, và khiến cho hệ miễn dịch phải tăng cường hoạt động. Phụ nữ có thể sẽ có nhiều tế bào B hơn - một loại tế bào miễn dịch khiến các kháng thể tự động sẽ tấn công các tế bào của cơ thể nhiều hơn. Tuy nhiên, tin tốt với chị em phụ nữ là: trong nhiều bệnh tự miễn, thì triệu chứng biểu hiện ở nữ giới có thể sẽ nhẹ hơn, so với biểu hiện ở nam giới.
Đường ruột có liên quan đến miễn dịch
Trên thực tế, có khoảng 70% số tế bào của hệ miễn dịch nằm ở lớp niêm mạc của đường tiêu hóa. Nhiều người không nhận ra điều này, nhưng hệ tiêu hóa chính là con đường giúp cơ thể loại bỏ bớt độc tố ra khỏi cơ thể. Cách tốt nhất để giữ cả hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa khỏe mạnh là đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này có nghĩa là bạn nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất xơ, ít đường, ví dụ như các loại ngũ cốc nguyên hạt. Những thực phẩm loại này sẽ giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột bằng việc kích thích các lợi khuẩn phát triển. Bạn cũng nên trao đổi với bác sỹ về việc bổ sung lợi khuẩn (probiotic). Có một vài nghiên cứu cho thấy rằng, một số chủng lợi khuẩn nhất định, ví dụ như chủng Lactobacillus GG có thể giúp bạn tăng cường khả năng miễn dịch.
Đời sống tình dục, mức độ căng thẳng và giấc ngủ đều có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch
Đời sống tình dục: Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, những người trẻ (ở độ tuổi 20) quan hệ tình dục từ 1-2 lần/tuần sẽ có nhiều globulin miễn dịch loại A (IgA) hơn so với những người không quan hệ tình dục hoặc quan hệ tình dục nhiều hơn mức độ trên. Globulin miễn dịch loại A là một loại protein trong máu có thể giúp bạn chống lại cảm lạnh.
Căng thẳng: Căng thẳng không chỉ khiến bạn nhạy cảm hơn với các loại bệnh tật mà còn làm giảm khả năng kiểm soát viêm của cơ thể, do vậy, bạn có thể sẽ bị ốm lâu hơn, theo kết quả của một nghiên cứu vào năm 2012. Khi bạn bị căng thẳng mãn tính, cơ thể sẽ tăng sản xuất cortisol và sẽ có tác động tiêu cực lên hệ miễn dịch.
Giấc ngủ: Ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm sẽ khiến bạn dễ bị ốm hơn gấp 4 lần nếu tiếp xúc với virus cảm lạnh, so với những người ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm, theo kết quả của một nghiên cứu năm 2015. Trong khi bạn ngủ, các tế bào T sẽ chống lại lượng virus tăng lên trong dòng máu và giúp giảm nguy cơ bị cảm lạnh của bạn.
Trị liệu miễn dịch có thể giúp bạn điều trị ung thư
Các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh rằng trị liệu miễn dịch có thể có hiệu quả trong việc điều trị các dạng ung thư hắc sắc tố (melanoma), ung thư hạch bạch huyết và ung thư phổi. Trị liệu miễn dịch được coi là một bước tiến lớn trong điều trị ung thư, từ sau khi hóa trị được phát minh ra. Tuy nhiên, không giống như hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư, trị liệu miễn dịch khai thác chính hệ thống miễn dịch của người đó để chống lại bệnh tật. Theo các chuyên gia, có thể ví hệ miễn dịch cũng có chức năng bật và tắt như một chiếc công tắc. Khi ở chế độ bật, hệ miễn dịch sẽ huy động một số tế bào nhất định, ví như như tế bào T, để nhận ra và tấn công các tế bào không thuộc về cơ thể, ví dụ như tế bào ung thư. Nhưng khi ở chế độ tắt, thì hệ miễn dịch sẽ không còn khả năng tiêu diệt tế bào ung thư nữa. Một phương pháp rất hứa hẹn trong phương pháp trị liệu miễn dịch, gọi là các trạm kiểm soát miễn dịch, sẽ ngăn chặn các tín hiệu tắt của hệ miễn dịch, do vậy, cơ thể sẽ có thêm thời gian để làm vững chắc thêm các hàng rào bảo vệ của riêng mình. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều đáp ứng với việc điều trị này. Các nghiên cứu về phương pháp trị liệu này mới chỉ ở bước đầu, nhưng nếu khả thi và có thể phát triển, thì trị liệu miễn dịch có thể đem lại niềm hi vọng mới cho hơn 1.6 triệu người Mỹ bị chẩn đoán mắc mới ung thư mỗi năm.
Tiêm vaccine cúm cần đúng thời điểm.
Bạn chắc hẳn đã biết rằng, vaccine cúm là cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi virus cúm. Nhưng, bạn có biết rằng, vaccine cúm lý tưởng nhất là nên tiêm vào buổi sáng? Một nghiên cứu mới đây tại Anh đã chỉ ra rằng, so sánh với những người tiêm vaccine vào lúc 3 giờ chiều và 5 giờ chiều, những người tiêm vaccine cúm trong khoảng từ 9-11 giờ sáng có lượng kháng thể chống lại 2 chủng cúm cao hơn đáng kể, sau khoảng 1 tháng tiêm vaccine. Do vậy, nếu được bạn nên đến phòng tiêm chủng sớm nhất có thể.
Một số loại thực phẩm có thể giúp bạn tăng cường khả năng miễn dịch
Những loại thực phẩm này không chỉ được truyền tai nhau về khả năng tăng cường chức năng miễn dịch mà thực sự, đã có những bằng chứng khoa học chứng minh cho những hiệu quả này:
Tỏi: Những người sử dụng thực phẩm chức năng có chứa tỏi trong khoảng thời gian 3 tháng sẽ ít bị cảm lạnh hơn so với nhóm dùng giả dược, theo kết quả một nghiên cứu năm 2014. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, những người ăn nhiều tỏi sống hoặc tỏi đã nấu chín có thể giảm 30% nguy cơ ung thư đại tràng.
Rượu: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống rượu với lượng vừa phải (thường là một ly/ngày với nữ giới) sẽ giúp tăng cường chức năng miễn dịch. Nhưng uống quá nhiều rượu thì sẽ có tác dụng ngược lại. Người trưởng thành uống 5 ly rượu mạnh (như vodka) sẽ làm giảm số lượng tế bào bạch cầu (tế bào giúp bạn chống lại bệnh tật) trong vòng 1 giờ sau khi uống rượu, theo kết quả của một nghiên cứu năm 2015.
Táo: Đây là loại trái cây rất giàu chất xơ hòa tan – chất dinh dưỡng có thể cải thiện hệ miễn dịch, theo một nghiên cứu tại Đại học Illinois. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, những con chuột được bổ sung chất xơ hòa tan có tần suất ốm chỉ bằng một nửa so với những con chuột thông thường, không được bổ sung chất xơ, và những con chuột này sẽ hồi phục nhanh hơn 50% nếu bị ốm.
Súp gà: Súp gà có chứa carnosine, một loại amino axit có thể giúp cơ thể chống lại cảm cúm trong giai đoạn đầu, theo một nghiên cứu đặc trên tạp chí American Journal of Therapeutics. Một nghiên cứu khác đã chứng minh rằng súp gà tự nấu tại nhà có tác dụng chống viêm nhẹ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những cách để giảm phản ứng viêm có hại trong cơ thể
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.