Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tham gia hoạt động ngoài trời khi bị dị ứng

Khi tình trạng sức khỏe đã tốt hơn, nhiều người sẽ dành thời gian rảnh rỗi ở ngoài trời càng lâu càng tốt. Nhiều hoạt động ưa thích diễn ra khi thời tiết ấm áp, thời gian ban ngày dài và cảnh vật tươi đẹp như: bơi, đạp xe, leo núi, cắm trại, làm vườn…

Tham gia hoạt động ngoài trời khi bị dị ứng

Một số người bị dị ứng theo mùa, ví dụ như bệnh sốt mùa hè, sẽ không vui vẻ lắm khi thời tiết thay đổi. Khi số lượng phấn hoa tăng lên cùng với nhiệt độ thì bệnh dị ứng của họ bộc phát. Vì vậy việc tận hưởng không khí ngoài trời thật là khó khăn và thậm chí là không thể khi mà bạn cứ bị hắt xì hơisổ mũi và chảy nước mắt.

Vậy làm thế nào để bạn có thể đi leo núi hoặc đạp xe hay thậm chí chỉ nằm ngủ dưới ánh mặt trời mà không bị lên cơn dị ứng?

Hiểu về bệnh dị ứng của mình

Có rất nhiều cách để khống chế các triệu chứng dị ứng của bạn mà vẫn có thể tận hưởng các hoạt động ngoài trời. Dị ứng là 1 bệnh rất đặc trưng cho từng người vì vậy việc nắm được nguyên nhân gây dị ứng là điều cần thiết. Ngoài ra bạn cũng cần hiểu các cách phòng chống dị ứng và phương pháp chữa trị tốt nhất khi bị dị ứng.

Giảm thiểu tối đa các triệu chứng dị ứng

Dị ứng ngoài trời thường là do phấn hoa và nấm mốc bào tử trong không khí gây ra. Nhưng có nhiều cách để bạn hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng và điều trị các triệu chứng.

Kiểm tra lượng phấn hoa:

Việc kiểm tra lượng phấn hoa trước khi bắt đầu ngày mới là rất quan trọng nếu bạn định đi ra ngoài. 

Biết lượng phấn hoa giúp bạn có ý tưởng tốt hơn về những phản ứng cơ thể có thể xảy ra. Bạn có thể thử tìm báo cáo đầy đủ đề cập về loại phấn hoa nào đang hoạt động mạnh.

Việc nắm rõ về thời tiết trong ngày cũng cần thiết bởi thời tiết nóng, khô và nhiều gió càng làm tăng khả năng phấn hoa phát tán đi khắp nơi và làm khổ những người bị dị ứng.

Chờ đến cuối ngày mới ra ngoài:

Thời gian tệ nhất trong ngày khi phấn hoa và các bào tử xuất hiện là vào buổi sáng, từ lúc mặt trời mọc cho đến cuối buổi sáng. Nếu bạn đang có kế hoạch ra ngoài trong ngày, cố gắng thực hiện các kế hoạch đó sau khi ăn trưa. Mặc dù thời tiết có thể nóng hơn ở bên ngoài lúc cuối ngày trong suốt mùa hè, đổi lại bạn sẽ có ít triệu chứng dị ứng hơn.

Xem xét mức độ hoạt động:

Làm việc ngoài trời thường đem lại cảm giác dễ chịu thoải mái. Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng và hạn chế các loại hoạt động mà bạn tham gia. Tập thể dục gắng sức khiến cho bạn thở sâu hơn, kết quả là càng nhiều tác nhân gây dị ứng được đưa vào phổi.

Ví dụ chạy là một hình thức tập thể dục khá nặng nhọc. Một ý tưởng tốt là bạn hãy thay thế chạy bằng tập các bài thể dục cường độ thấp và để dành hoạt động chạy bộ cho các máy chạy bộ trong nhà.

Bạn cũng có thể kiểm tra không khí bên ngoài để thực hiện các hoạt động cường độ cao thoải mái hơn. Nếu bạn chỉ thích chạy bộ ngoài trời, bạn nên chạy vào buổi tối hơn là vào sáng sớm.

Trồng nhiều loại cây thân thiện trong vườn:

Nếu nhà bạn có 1 mảnh đất hoặc khu vườn, bạn nên cân nhắc đến các loại cây ít gây ảnh hưởng đến người bị dị ứng. Một số loài cây tỏa ra ít phấn hoa hơn hoặc có phấn hoa to hơn nên ít đi vào đường hô hấp người.

Những loại thực vật sau ít gây dị ứng: cây táo, gỗ hoàng dương, anh đào, đinh hương, lê, cúc zinnia...

Theo Viện quốc gia về Khoa học môi trường Hoa Kỳ, các loại cây thường gây dị ứng theo mùa bao gồm: cây tần bì, phong, lá kim, du, hồ đào, sồi, dương, sung. Bạn cũng nên cố gắng tránh đi cắt cỏ, cào lá hoặc thực hiện các công việc làm vườn khác mà có thể hít phải phấn hoa và nấm mốc.

Giữ phấn hoa ở một nơi

Cố gắng giữ mũ nón, giày dép và bất kỳ quần áo bạn mặc khi ra ngoài trong một khu vực kín hoặc lối vào. Bằng cách này, những bộ quần áo mang các bào tử và phấn hoa vào nhà bạn sẽ không lây lan tác nhân dị ứng ra xung quanh không gian sống của bạn.

Một điều nữa nên làm là tắm rửa và thay quần áo của bạn sau khi vào nhà. Điều này sẽ giúp loại bỏ lượng phấn hoa dư thừa có thể ở trên da hoặc tóc của bạn. Ngoài ra, tránh treo quần áo và thảm bên ngoài để không bị dính phấn hoa.

Dùng thuốc

Có rất nhiều loại dược phẩm giúp điều trị các triệu chứng dị ứng. Thuốc kháng histamine đặc biệt hữu ích trong việc giảm hắt hơi, chảy nước mắt và ngứa mũi. Các lựa chọn phổ biến nhất là các viên nén hoặc viên nang có chứa: Fexofenadine (Allegra), Diphenhydramine (Benadryl), Loratadin (Claritin), Cetirizine (Zyrtec)

Thuốc xịt mũi Glucocorticoid như Fluticasone (Flonase) là loại thuốc điều trị kéo dài có hiệu quả nhất đối với tình trạng kích thích mũi dị ứng và có rất ít tác dụng phụ khi sử dụng theo chỉ dẫn. Thuốc này đặc biệt có hiệu quả trong điều trị nghẹt mũi.

Các loại thuốc xịt mũi khác như Natri cromolyn ngăn chặn cơ thể sản xuất chất histamine và leukotrienes để phòng ngừa phản ứng dị ứng.

Các thuốc thông mũi không ngăn chặn việc sản xuất histamine. Thay vào đó chúng có tác dụng phụ trợ bằng cách làm giảm nghẹt mũi và viêm xoang. Pseudoephedrine (Sudafed) có sẵn ở dạng thuốc viên, trong khi Oxymetazolin (Afrin) là dạng thuốc xịt mũi. Một số thuốc kháng histamine cũng bao gồm thuốc thông mũi như Allegra-D và Claritin-D.

Chìa khóa để thuốc có hiệu quả cao là hãy bắt đầu dùng thuốc từ trước khi bắt đầu mùa dị ứng. Đừng chờ đợi đến khi bạn bắt đầu có triệu chứng dị ứng. Ngoài ra, dùng thuốc liên tục sẽ mang lại kết quả tốt nhất.

Nói chuyện với bác sĩ:

Khi lối sống bị thay đổi và các loại thuốc dường như không có tác dụng, bạn phải đến gặp bác sĩ.  Bác sĩ thường khuyên bạn nên test lẩy da để giúp xác định các chất gây dị ứng bạn nhạy cảm nhất. Sau đó bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng histamine mạnh và thuốc thông mũi nếu cần thiết.

Nếu bạn gặp các triệu chứng hen suyễn từ chất gây dị ứng ngoài trời, bác sĩ dị ứng sẽ muốn bạn đi khám định kỳ để kiểm tra tình trạng của bạn.

Cuối cùng, bác sĩ thậm chí có thể thay đổi cách thức hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng với chất gây dị ứng thông qua việc tiêm dị ứng. Còn được gọi là liệu pháp miễn dịch, quá trình này liên quan đến việc nhận được 1 liều tiêm chứa một lượng nhỏ các chất gây dị ứng làm cơ thể bạn hình thành những phản ứng ban đầu.

Theo thời gian, bạn có thể trở nên mẫn cảm với các chất gây dị ứng và sau đó sẽ không phải phụ thuộc vào thuốc. Nhược điểm là mũi tiêm có thể gây ra các phản ứng như sưng, đỏ và phát ban. Vì lý do này, bạn sẽ được yêu cầu ở lại bệnh viện để bác sĩ theo dõi một thời gian sau tiêm.

Miễn dịch dưới lưỡi là một lựa chọn đặt thuốc dị ứng dưới lưỡi hàng ngày thay thế cho việc tiêm.

Kết luận:

Hoạt động ngoài trời đem lại cho bạn nhiều lợi ích cả về thể chất và tinh thần, bất kể ở mức độ hoạt động nào. Nếu có trong tay một vài biện pháp phòng ngừa bạn sẽ có thể ra ngoài và tận hưởng thoải mái khoảng thời gian đó.

Các biện pháp phòng ngừa sau đây đều có thể đóng góp cho sức khỏe và sự thoải mái của bạn khi đi ra ngoài: theo dõi lượng phấn hoa, hạn chế mức độ hoạt động ngoài trời, lên kế hoạch hoạt động ngoài trời vào cuối ngày, đeo khẩu trang…

Bạn cũng có thể kiểm soát được ảnh hưởng của các chất gây dị ứng mà bạn có thể vô tình mang vào nhà bằng các cách sau: bật điều hòa không khí, bật bộ lọc không khí sạch thường xuyên, đóng cửa sổ, dùng máy hút với bộ lọc HEPA, dọn giường một lần một tuần bằng nước nóng, đi tắm ngay sau khi vào nhà để loại bỏ chất gây dị ứng

Với vài biện pháp bảo vệ trên, bạn có thể tận hưởng được các hoạt động ngoài trời trong suốt mùa hè, thậm chí nếu bạn có bị dị ứng theo mùa.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phòng và điều trị các bệnh dị ứng ở trẻ em

CTV Hồng Phúc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm