Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tập luyện để dưỡng sinh

Dưỡng sinh là nuôi dưỡng, tu dưỡng, luyện dưỡng để phòng bệnh, chữa bệnh, tăng cường sức khỏe kéo dài tuổi thọ.

Tập luyện để dưỡng sinh

Trong y học phương Đông có nhiều phương pháp tập luyện để dưỡng sinh như: xoa bóp, khí công, thái cực quyền, thiền, luyện khí bên trong, luyện hình bên ngoài. Người xưa có câu: Đi bách bộ chữa bách bệnh... Trong bài này, chúng tôi xin giới thiệu phương pháp dưỡng khí nội hình các tạng phủ trong cơ thể, tăng cường sức khỏe để bạn đọc tham khảo.

Phép dưỡng tâm (tim) khí: Ngồi ngay ngắn, nắm hai tay, dùng sức đấm hai bên đầu 6 lần. Sau đó đan các ngón  hai bàn tay vào nhau, dùng chân đạp vào tay 6 lần. sau đó thở nhẹ nhàng, hà hơi ra 6, 7 lần, để khử các chứng phong tà trong tim, làm như vậy để trị chứng phiền táo, lở miệng, loét lưỡi.

Phép dưỡng can (gan) khí: Ngồi ngay ngắn, nâng hai tay lồng vào nhau, lật đi lật lại vào ngực Nam 7 lần, Nữ 9 lần, sau đó thở nhẹ hà hơi ra 6, 7 lần. Làm như vậy để trừ phong tà tích tụ ở gan. Làm như vậy để trị chứng đau mắt đỏ, chứng chảy nước mắt. Trong Đông y, can khai khiếu ra mắt. khí của can tốt, lưu thông thì mắt sáng. Khí của can bị uất thì mắt kém, sinh ra nhiều bệnh tật khác như: quáng gà, thong manh, mắt mờ nhìn không rõ...

Phép luyện để dưỡng đởm (túi mật) khí: Ngồi ngay ngắn, xếp hai bàn chân ngửa lên. Dùng hai tay kéo hai cổ chân lên lắc 7-9 lần. Sau đó dùng hai tay chống đất nâng toàn thân lên 3 lần, rồi thở đều, làm như vậy để mọi phong độc, tà khí trong đởm thoát ra, đởm khí được trong lành, đởm chất trong suốt, các bệnh ở can đởm tự tiêu tan.

Tập luyện để dưỡng sinh

Đi bộ là giải pháp phòng và chữa bệnh rất tốt.

Phép luyện để dưỡng khí ở tỳ (dịch tụy): Ngồi ngay ngắn, co một chân, duỗi một chân, hai tay kéo ngược lên phía sau 5 lần, để khử phong tà làm tổn thương thực của tạng tỳ. Sau đó hít thở 5-7 lần. Làm như vậy giảm được các bệnh ở tỳ vị, tránh được chứng hay khạc đờm, phản vị (trào ngược) và rối loạn tiêu hóa.

Phép luyện để dưỡng khí ở phế (phổi): Ngồi ngay ngắn, hai tay chống đất, co người, cong cột sống lại, dướn người lên trên 5 lần, sau đó thở ra hít vào nhẹ nhàng 7 lần, làm như vậy để khử khí của phong, hàn tà, tích lại trong phổi. Để giải trừ các bệnh ở thượng tiêu (gồm tim, phổi, thực quản) tăng cường công năng của hô hấp và tuần hoàn của phổi.

Phép luyện để dưỡng khí ở thận: Ngồi ngay ngắn, dùng ngón tay miết từ hai bên tai xuống đến sườn 5-7 lần, rồi đứng lên nhảy ra phía trước, phía sau 9 lần, sau đó thở nhẹ 9 lần để khử phong tà ở eo lưng, thận, bàng quang. Có tác dụng đề phòng và điều trị được bệnh hoa mắt, ù tai, liệt dương.

Phép luyện khí lúc bình minh để lưu thông khí huyết: Bình minh khi tỉnh giấc, ngồi dậy ngay ngắn, ngưng thần (không suy nghĩ) đầu lưỡi đưa lên hàm ếch, ngậm miệng thở nhẹ 3-5 lần, ngọc tuyền (nước miếng) tự trào ra, nuốt xuống 3 lần, làm cho tà hỏa trong ngũ tạng không bốc lên. Khí huyết lưu thông đến tứ chi bách hài. Mỗi tháng tập mười lăm ngày, làm liên tục nhiều năm, ngăn ngừa được mọi bệnh tật không phát sinh từ nội tạng. Trừ được mối lo về sau khi tuổi cao không mắc chứng suy nhược.

Phép luyện khí để tiêu tích tụ: Do ăn uống tà độc bị tích tụ trong người, hàng ngày lúc đói ngồi ngay thẳng, hít khí vào thật đầy bụng, làm cho khí xuống tận đan điền (bụng dưới) khi nội khí đã đầy, thở ra bằng miệng cho đến khi hết khí ở đan điền, làm như vậy từ 5-7 lần, mỗi ngày làm hai lần làm liên tục nhiều ngày trong năm để giảm được tích khí trong bụng. Trừ được bệnh hay trướng bụng, đầy hơi.

Phép luyện khí để trị chứng váng đầu, đau đầu: Khi cơ thể nhiễm phong tà, hư hỏa bốc lên, khiến mắt hoa, đầu choáng váng, đau nửa đầu, hoặc đau trên đỉnh đầu. Cũng có trường hợp nặng dẫn đến bán thân bất toại. Ngồi yên tĩnh không chú ý đến hơi thở, hai tay bịt kín tai, lắc đầu từ 5-7 lần, giữ nguyên thần (không suy nghĩ). Rồi thở đưa khí lên nê hoàn (lồng ngực) để xua tà khí ra ngoài, làm cho phong tà trong cơ thể tự tan đi, bệnh sẽ hết, đề phòng bệnh sau này tái phát. Phải làm nhiều ngày trong năm.

Phép luyện khí để không mắc chứng mộng thất phong kim quỹ (mộng tinh, di tinh): Khi dục động thì hỏa bốc lên, hỏa bốc lên làm thần mỏi. Khi thần mỏi thì không bế được tinh, tinh tự thoát ra sinh chứng mộng tinh, di tinh. Khi ngủ thần phải được nghỉ ngơi, không suy nghĩ. Dùng hai tay xoa hai mạng sườn 14 lần, vừa làm vừa nuốt khí xuống đan điền, giữ khí lại một lúc mới thở ra, rồi co chân nằm nghiêng một lúc trước khi ngủ, làm như vậy nhiều đêm bệnh sẽ tự khỏi.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ảnh hưởng tích cực của luyện tập đến những căn bệnh phổ biến hiện nay

TTND.BS. Nguyễn Xuân Hướng - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm