Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tạo thói quen đi ngủ cho trẻ

Giấc ngủ rất quan trọng cho sự phát triển thể chất, trí lực của trẻ. Dưới đây là cách giúp trẻ sẵn sàng chuẩn bị vào giấc ngủ:

Thế giới xung quanh trẻ giai đoạn mẫu giáo rất đa dạng phong phú với các hoạt động: học, vui chơi, sáng tạo, ăn uống và điều cuối ngày trẻ cần làm là đi ngủ. Khi những đứa trẻ ở tuổi này thiết lập sự độc lập và nhận thức được những điều chúng có thể kiểm soát, trẻ có thể chống đối việc đi ngủ hoặc muốn thỏa hiệp  với cha mẹ có thể chơi thêm trước khi đi ngủ.

Một giấc ngủ ngon là rất quan trọng cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ bên cạnh việc tắm nắng. Với lịch trình bận rộn trong ngày như đi học trường mầm non, học bơi, lớp khiêu vũ và các hoạt động khác trẻ nhỏ cần thời gian ngủ ngon hơn bao giờ hết.

Dưới đây là cách giúp trẻ sẵn sàng chuẩn bị vào giấc ngủ:

Tạo cho trẻ có thói quen đi ngủ vào giờ cố định

Đi ngủ vào giờ cố định là một thói quen tốt. Khoảng một giờ trước khi bạn muốn trẻ đi ngủ, hãy bắt đầu giảm các hoạt động lại. Đây là một cơ hội tuyệt vời để bạn dành thời gian bên trẻ. Vì vậy, nếu có thể, hãy tắt điện thoại, TV và máy tính và tập trung vào việc ở bên nhau.

Một số cha mẹ nhận thấy rằng việc đưa ra một nhắc nhở 10 phút trước khi đi ngủ rất có hiệu quả với trẻ báo hiệu cho trẻ biết rằng giờ đi ngủ đang đến gần. Khi kết thúc 10 phút, hãy bắt đầu thói quen cho trẻ đi ngủ. Một số trẻ ở độ tuổi này không hiểu khái niệm thời gian, hãy thử đặt hẹn giờ. Khi chuông reo, đã đến lúc thời gian đi ngủ bắt đầu.

Điều quan trọng là tạo một nhịp sinh học đều đặn cho trẻ để cho trẻ buồn ngủ và đi và sẵn sàng đi ngủ cùng một thời điểm hàng tối.

Thức khuya quá muộn hoặc đi ngủ vào những thời điểm khác nhau có thể khiến trẻ mệt mỏi hoặc cáu kỉnh, và điều đó làm cho việc đi ngủ trở nên khó khăn hơn.

Tạo một danh sách việc cần làm thường xuyên trước khi đi ngủ

Hỏi trẻ những việc mà trẻ muốn làm trước khi đi ngủ. Một số thói quen vệ sinh cá nhân trước khi đi ngủ như mặc đồ ngủ và đánh răng là những việc trẻ không thể quyết định. Nhưng chắc chắn, con bạn có thể quyết định liệu trẻ có thích đọc truyện trước khi đi ngủ hay chơi một trò chơi nhẹ nhàng trước khi chìm vào giấc ngủ hay không.

Bạn có thể lập một bảng danh sách 4-5 các hoạt động cần làm trước khi đi ngủ như đánh răng, tắm, uống nước và để trẻ có thể kiểm tra tích lại sau khi đã hoàn thành. Nếu con bạn phản ứng tốt với phần thưởng, hãy để trẻ chọn một nhãn dán để đưa vào biểu đồ sau khi hoàn thành mọi nhiệm vụ.

Có thể động viên khích lệ trẻ bằng việc đáp ứng một yêu cầu của trẻ

Nếu trẻ có thêm một yêu cầu như kể thêm một câu chuyện, ôm hoặc uống nước hãy cố gắng kiên nhẫn với trẻ. Nếu con bạn có thể hoàn thành mọi phần của thói quen mà không phải vật lộn, bạn có thể đáp ứng một yêu cầu khác của trẻ miễn là bé biết rằng đó là giới hạn và bạn cũng nắm được khi nào là vượt quá giới hạn.

Đừng nản chí với việc trẻ đòi hỏi nhiều hơn khi bạn đáp ứng những yêu cầu của trẻ.

Rời khỏi phòng, nhưng quay lại

Đừng để con bạn trở nên phụ thuộc vào sự hiện diện của bạn để đi ngủ. Có thể bật bản nhạc du dương cho trẻ, bật đèn ngủ, đưa cho trẻ một con gấu để ôm khi ngủ và sau đó nói lời chúc ngủ ngon với trẻ. Hứa với con bạn sẽ quay lại sau vài phút để kiểm tra để đảm bảo bé ngủ. Giữ lời hứa đó.

Thiết lập thói quen cần có thời gian và bạn cần có kế hoạch phù hợp. Cần một chút kiên nhẫn, một chút kế hoạch và kiên trì, cả bạn và trẻ sẽ có được một giấc ngủ ngon.

 

BS. Nguyễn Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywellfamily
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Các triệu chứng của rung nhĩ

    Khi đặt tay lên ngực, bạn có thể cảm nhận được nhịp đập quen thuộc của trái tim mình. Nếu tim đập nhanh hơn và cảm giác này kéo dài trong vài phút, đó là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc tình trạng gọi là rung nhĩ.

  • 20/04/2024

    Cách xây dựng chế độ ăn uống hỗ trợ phòng ngừa ung thư

    Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh ung thư. Để giảm nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này, bạn nên cắt giảm một số thực phẩm, đồ uống kém lành mạnh như thịt đỏ, rượu bia.

  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

Xem thêm