Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Táo bón mạn tính ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

Khi bạn bị táo bón, cơ thể bạn không loại bỏ kịp thời các chất thải. Và điều đó làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng. Các biến chứng thường xảy ra ở ruột già, hậu môn.

Hầu hết mọi người đều từng bị táo bón cấp tính hoặc mạn tính một vài lần. Tình trạng này do nhiều yếu tố gây ra như chế độ ăn uống, căng thẳng và thay đổi thói quen hàng ngày. Táo bón cấp tính thường sẽ khỏi trong vòng vài ngày.

Thỉnh thoảng bị táo bón là chuyện bình thường, nhưng nếu bạn phải đối phó với các triệu chứng trong hơn 3 tháng, thì tình trạng táo bón của bạn đã trở thành mạn tính. Táo bón mạn tính ảnh hưởng đến khoảng 12% dân số trên toàn thế giới.

Táo bón mạn tính là gì? Có gây biến chứng nguy hiểm không?

Táo bón mạn tính có thể do thuốc hoặc vấn đề sức khỏe như rối loạn hormone tuyến giáp, bệnh Parkinson hoặc chấn thương tủy sống. Các vấn đề về cấu trúc và chức năng ruột như nhu động ruột kém và rối loạn chức năng sàn chậu cũng có thể gây ra táo bón mạn tính. Nguyên nhân phổ biến gây táo bón mạn tính là do hội chứng ruột kích thích (IBS). Đôi khi một số trường hợp táo bón mạn tính không rõ nguyên nhân.

Khi bạn bị táo bón, cơ thể bạn không thể loại bỏ kịp thời các chất thải. Và điều đó làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng tại phần hậu môn trực tràng. Dưới đây là các biến chứng thường gặp ở người bị táo bón mạn tính

Bệnh trĩ

Cách giảm triệu chứng của bệnh trĩ tại nhà

Khi bạn bị táo bón, bạn sẽ thường phải rặn mạnh để cố gắng tống phân ra khỏi cơ thể. Điều đó có thể làm cho các tĩnh mạch xung quanh trực tràng và hậu môn của bạn sưng lên, đôi khi bị vỡ và gây chảy máu. Những tĩnh mạch bị sưng này được gọi là bệnh trĩ hoặc lòi dom. Trĩ cơ bản gồm trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ ngoại khi búi trĩ được nhìn thấy ở phần ngoài hậu môn; trĩ nội - búi trĩ còn nằm ở phía trong hậu môn, chưa lồi ra ngoài. Trĩ được chia làm 4 độ tùy theo mức độ sa ra khỏi hậu môn và khả năng co rút đẩy ngược vào trong.

Trĩ có thể ngứa và đau. Đặc biệt trĩ có thể gây chảy máu tươi khi bạn đi đại tiện. Bạn có thể thấy những vệt máu trên giấy vệ sinh khi lau. Đôi khi máu có thể đọng lại bên trong trĩ, có thể gây ra cục u cứng, gây đau nhiều. Bạn cũng có thể bị mụn thịt, cục máu đông hoặc nhiễm trùng từ trĩ.

Đọc thêm tại bài viết: 4 loại táo bón bạn cần biết và cách điều trị

Nứt hậu môn

Đi ngoài phân cứng hoặc rặn khi đi ngoài có thể làm rách mô xung quanh hậu môn. Những vết rách này là nứt kẽ hậu môn. Nứt kẽ hậu môn thường gây ngứa, đau và chảy máu. Các triệu chứng của nứt kẽ hậu môn khiến việc đi vệ sinh trở nên khó khăn hơn càng khiến tình trạng táo bón trở nên tồi tệ hơn và tạo thành một vòng xoắn bệnh lý nếu không được điều trị kịp thời. Điều này thường xảy ra ở trẻ em nhịn đi vệ sinh vì sợ đau.

Các vết rách hậu môn thường rất nhỏ. Nhưng đôi khi chúng có thể lớn hơn và ảnh hưởng đến vòng cơ ở lỗ hậu môn giúp đóng hậu môn. Loại nứt hậu môn này khó lành hơn. Bạn có thể cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật để khắc phục vấn đề. Điều đáng lưu ý là tình trạng nứt kẽ hậu môn rất dễ tái phát.

Tắc phân

Khi bạn không thể tống phân ra khỏi cơ thể, phân có thể bắt đầu dính lại với nhau trong ruột. Khối phân cứng sẽ bị kẹt lại và gây tắc nghẽn. Đôi khi việc rặn không thể đẩy phân ra khỏi cơ thể vì phân quá to và cứng.

Tắc phân có thể gây đau và nôn. Bạn thậm chí có thể phải đến phòng cấp cứu để điều trị. Trẻ em và người lớn tuổi thường dễ gặp phải tình trạng bị tắc phân hơn.

Chứng sa trực tràng

Đại chỉ khám hậu môn trực tràng tại Bắc Ninh – Phongkhamdakhoathanhdo

Trực tràng, phần cuối cùng của ruột già, kết thúc ở hậu môn. Khi bạn liên tục rặn để đi ngoài, trực tràng có thể giãn ra và trượt ra ngoài cơ thể. Đôi khi chỉ một phần trực tràng bị sa xuống ra ngoài, nhưng đôi khi toàn bộ trực tràng bị sa xuống.

Sa trực tràng thường gây đau và có thể gây chảy máu. Đôi khi khó có thể biết bạn bị sa trực tràng hay trĩ, vì cả hai đều gây ra tình trạng lồi ra khỏi hậu môn, nhưng chúng là hai tình trạng khác nhau cần được điều trị khác nhau.

Đọc thêm tại bài viết: Sử dụng dầu Ô-liu giúp giảm táo bón

Có thể thấy táo bón nói chung cũng như táo bón mạn tính gây ra khá nhiều vấn đề, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Vậy nên nếu bạn bị táo bón mạn tính hãy điều trị sớm, tránh để ảnh hưởng biến chứng không tốt cho sức khỏe.

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam tư vấn, cung cấp chế độ dinh dưỡng cá thể dành cho những người đang điều trị các bệnh mạn tính, trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân béo phì phụ nữ mang thai và cho con bú,... Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 hoặc 024.3633.5678

 
 

 

 

Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo WebMD
Bình luận
Tin mới
Xem thêm