Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tăng hooc-môn “yêu” testosterone nhờ thực phẩm

Testosterone là hooc môn đồng hóa quan trọng nhất trong cơ thể, giúp xây dựng cơ bắp và thúc đẩy ham muốn tình dục, đặc biệt ở phái mạnh. Mặc dù phụ nữ sản xuất ít hooc-môn này hơn nam giới, việc tìm cách tăng nồng độ testosterone tự nhiên có thể có lợi cho cả hai giới.

Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm giúp chỉ số testosterone của bạn tăng cao.

1. Tôm

Theo các nhà nghiên cứu tại Trường Y khoa Harvard (Boston), nam giới hấp thụ nhiều vitamin D cũng đồng nghĩa với việc nồng độ testosterone trong cơ thể họ cao hơn. Và các loại hải sản như tôm cung cấp rất nhiều vitamin D.

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, những người đàn ông và phụ nữ có hàm lượng vitamin D trong máu cao có xu hướng có sức mạnh về cơ bắp. Vì thế, nếu bạn muốn có cơ thể khỏe mạnh như một vận động viên cùng đời sống chăn gối hạnh phúc hơn, đừng coi nhẹ lượng vitamin D hấp thụ hàng ngày. Tuy nhiên, vào mùa đông, rất nhiều người bị thiếu hụt vitamin D, dẫn tới nồng độ testosterone bị sụt giảm mạnh.

Các loại thực phẩm khác cũng chứa nhiều vitamin D: dầu gan cá tuyết, cá trích, cá hồi, cá mòi, cá thu…

2. Hạt bí

Loại hạt thông dụng này chứa rất nhiều kẽm – một khoáng chất có vai trò to lớn trong hàng ngàn phản ứng enzim khác nhau của cơ thể, bao gồm cả những phản ứng tham gia sản xuất testosterone. Không hề bất ngờ khi một nghiên cứu về dinh dưỡng công bố, nam giới với lượng kẽm không đầy đủ sẽ có nồng độ testosterone rất thấp.

Hãy thêm ngay hạt bí vào chế độ ăn uống của bạn. Có thể trộn chúng vào bột yến mạch, sữa chua, xà lách…

Các loại thực phẩm khác chứa nhiều kẽm: hàu, cua, thịt gà, thịt bò, mầm lúa mì, hạt mè, hạt điều, đậu lăng.

3. Dừa

Dừa không chỉ giúp chế độ ăn uống của bạn thêm giàu hương vị mà còn giữ cho lượng testosterone trong cơ thể bạn ở mức độ lành mạnh. Loại quả này là một nguồn chất béo bão hòa, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất testosterone.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, khi một người đàn ông khỏe mạnh thay đổi từ chế độ ăn uống giàu chất béo (13% chất béo bão hòa) sang chế độ ăn ít chất béo (5% chất béo bão hòa) đã thấy giảm đáng kể nồng độ testosterone của họ. Một chế độ ăn có khoảng 10% chất béo bão hòa sẽ giúp duy trì lượng testosterone ở mức ổn định nhất.

Các loại thực phẩm khác chứa nhiều chất béo bão hòa: bơ, sữa nguyên chất, thịt bò, thịt cừu, sô cô la.

4. Cám lúa mỳ

Ít người biết rằng, loại cám giàu chất xơ này là một nguồn tuyệt vời cung cấp ma-giê. Ma-giê là một chất cần thiết cho hàng trăm phản ứng sinh hóa trong cơ thể, trong đó có khả năng sản xuất testosterone. Đáng chú ý, một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học ở Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy, ma-giê sẽ có hiệu quả hơn trong việc tăng cường testosterone nếu được kết hợp cùng chế độ tập thể dục cường độ cao.

Bạn có thể sử dụng cám lúa mỳ nhiều hơn bằng cách trộn chúng với bột yến mạch và bột làm bánh.

Các thực phẩm khác chứa nhiều ma-giê: bột cacao, hạnh nhân, ngũ cốc nguyên hạt, cám yến mạch, hạt hướng dương, bơ đậu phộng, các loại đỗ.

5. Phomai tươi

Trong quá trình sản xuất phomai tươi từ sữa, sẽ thu được một lượng lớn whey protein – một chất cần thiết giúp bạn tạo cơ. Đây là một dạng protein từ sữa có thể sản sinh axit amin, giúp đẩy lùi phản ứng cortisol trong thời gian tập luyện căng thẳng, từ đó hỗ trợ sản xuất hooc-môn giới tính.

Các thực phẩm khác chứa nhiều whey protein: sữa, sữa chua, kefir.

6. Dâu tây

Loại trái cây nhỏ nhắn màu hồng này là nguồn cung cấp vitamin C hàng đầu. Đây là một tin tốt đối với công cuộc tập thể dục của bạn. Bởi lẽ, tập thể dục cường độ cao sẽ khiến tuyến thượng thận sản sinh ra cortisol. Cortisol càng nhiều thì càng làm giảm lợi ích đồng hóa của testosterone. Vì thế, bổ sung vitamin C sẽ giúp hạn chế lượng cortisol, từ đó giúp tăng nồng độ testosterone trong cơ thể.

Các loại rau quả khác chứa nhiều vitamin C: kiwi, cam, bưởi, dứa, ớt chuông đỏ, cải xoăn, cà chua, bông cải xanh.

Hà Anh - Theo Sức khỏe & Đời sống/Body Building
Bình luận
Tin mới
  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

Xem thêm