Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tăng đề kháng, nên bổ sung vi chất tổng hợp hay đơn chất?

“Tăng đề kháng” đang là từ khóa “hot” được tìm kiếm nhiều trong thời gian gần đây. Không khó để có được các thông tin giúp bạn chủ động tăng đề kháng, nâng cao miễn dịch cho cơ thể. Đặc biệt, việc sử dụng các sản phẩm bổ sung vi chất tổng hợp, vitamin C, A, E...đang được rất nhiều người áp dụng bởi sự đơn giản và tính tiện dụng. Vậy bổ sung sao cho đúng và đủ?

Hiểu đúng về đề kháng cơ thể

Sức đề kháng (miễn dịch) của cơ thể là khả năng phòng vệ và chống lại các tác nhân xâm nhập vào cơ thể con người. Những tác nhân gây hại như: Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng…. xâm nhập vào cơ thể gây ra các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi sức đề kháng yếu, hệ thống miễn dịch của cơ thể trở nên mệt mỏi hơn từ đó làm tăng lên nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Sức đề kháng khỏe mạnh chính là bức tường bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại từ môi trường (ảnh minh họa)

Sức đề kháng của con người được chia làm 2 loại chính:

Sức đề kháng tự nhiên: Là sức đề kháng có sẵn từ khi sinh ra và mang tính di truyền. Đây là lớp phòng thủ bảo vệ đầu tiên,  xuất hiện khi các yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể, ngay cả khi cơ thể chưa từng tiếp xúc với các yếu tố này trước đây. Sức đề kháng tự nhiên được xem là cơ chế quan trọng giúp bảo vệ cơ thể trong lúc các phản ứng đặc hiệu chưa đáp ứng kịp. Các cơ chế của sức đề kháng tự nhiên bảo vệ cơ thể giai đoạn đầu với sự hoạt động của hàng rào biểu mô, hoạt động thực bào, các bổ thể và tế bào NK (tiêu diệt theo cách tự nhiên) . Tiếp sau đó, đáp ứng sức đề kháng thu được đến muộn hơn với sự hoạt hoá tế bào lympho B và Lympho T để sản xuất kháng thể.

- Sức đề kháng thu được: Là sức đề kháng chỉ xuất hiện khi có tác động trực tiếp từ bên ngoài. Nó bao gồm các kháng thể được sinh ra để trung hòa các kháng nguyên như sử dụng các vitamin tổng hợp, chế phẩm tăng sức đề kháng, vắc xin. Sức đề kháng thu được thường có sau khi tiêm các loại vắc xin phòng bệnh hoặc kích hoạt một số chức năng của sức đề kháng tự nhiên. Sức đề kháng thu được thường chỉ duy trì hiệu quả trong một thời gian ngắn, hạn chế về phạm vi phòng bệnh.

Vì sao phải chủ động nâng cao đề kháng?

Theo nghiên cứu, sức đề kháng của cơ thể sẽ bị suy giảm dần theo thời gian trưởng thành, các yếu tố: Ô nhiễm môi trường, dinh dưỡng thiếu chất, căng thẳng, stress, ngủ không đủ... cũng là nguyên nhân làm suy giảm hệ miễn dịch cơ thể.

Khi hệ miễn dịch khỏe mạnh cơ thể sẽ giảm được các nguy cơ mắc bệnh lý về virus, rút ngắn thời gian ủ bệnh và hạn chế các biến chứng nghiêm trọng khi mắc phải. Việc chủ động tăng sức đề kháng cho cơ thể là vô cùng cần thiết cho cả trẻ nhỏ và người trưởng thành.

Nên bổ sung dạng vi chất tổng hợp hay đơn chất?

Ăn đa dạng thực phẩm, rau củ quả đặc biệt các loại quả chứa nhiều vitamin C như cam, quýt, chanh, bưởi… uống đủ nước, thường xuyên tập thể dục thể thao, nghỉ ngơi hợp lý là những cách đơn giản và được nhiều người áp dụng nhất để bổ sung vitamin, tái tạo tế bào, nâng cao đề kháng cho cơ thể.

Trên thực tế, khẩu phần ăn của người Việt thường không cung cấp đủ hàm lượng vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể mỗi ngày và cơ thể cũng không thể tự tổng hợp vitamin nên việc sử dụng các sản phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất hiện là giải pháp được nhiều người thực hiện.

Mỗi loại vitamin khác nhau sẽ đảm nhiệm các vai trò khác nhau trong cơ thể:

- Vitamin C: Kích thích việc sản xuất và tăng cường chức năng của nhiều loại tế bào bạch cầu. Đồng thời, vitamin C còn giúp cơ thể tạo ra các kháng thể quan trọng. Chính vì thế nhiều mẹ có suy nghĩ rằng bổ sung thật nhiều vitamin C thì sẽ củng cố được sức đề kháng cho trẻ.

- Vitamin D: Có mặt trong tế bào miễn dịch (gồm lympho B, lympho T và tế bào trình diện kháng nguyên), việc thiếu vitamin D sẽ làm suy giảm chức năng miễn dịch trong cơ thể.

Vitamin A: Là dưỡng chất quan trọng trong việc bảo vệ tính toàn vẹn của các biểu mô và chất nhầy, hình thành hàng rào chống lại các bụi bẩn và các vi trùng. Vitamin A đóng vai trò nòng cốt trong phản ứng miễn dịch tế bào và miễn dịch cơ thể.

- Kẽm: Thiếu hụt Kẽm làm giảm số lượng và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và làm trẻ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm cũng như ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ.

- Selen: Được mệnh danh là “Chìa khóa vàng” giúp tăng đề kháng, tham gia vào cấu trúc của hơn 20 Selenoproteins, trong đó có enzyme GPx – một trong những enzym chống oxy hóa quan trọng bậc nhất. GPx ở bạch cầu trung tính có nhiệm vụ như một lá chắn tự bảo vệ trước các gốc tự do mà bạch cầu tạo ra để tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra, sự có mặt của Selen kích thích cơ thể sinh trưởng nhiều tế bào miễn dịch hơn và tăng nồng độ kháng thể.

Vitamin A, C, D, Kẽm, Selen... là những vi chất không thể thiếu để nâng cao đề kháng cho trẻ  (ảnh minh họa)

Đây là những nhân tố hết sức quan trọng để có một hệ miễn dịch toàn diện. Theo khuyến nghị từ các chuyên gia, việc bổ sung một tổ hợp các vitamin và khoáng chất sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn nhiều so với đơn chất. Bởi việc bổ sung từng đơn chất rất khó để có thể căn chỉnh đúng hàm lượng tiêu chuẩn. Bổ sung quá nhiều một đơn chất không những không đem lại hiệu quả mà có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chưa kể đến việc nhiều đơn chất không thể phát huy tác dụng nếu bổ sung riêng biệt.

Do vậy, việc sử dụng các sản phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất tổng hợp với hàm lượng tiêu chuẩn, cân bằng về thành phần là giải pháp tối ưu giúp cơ thể hấp thu tối đa, đem lại sức đề kháng khỏe mạnh toàn diện.

Tham khảo thêm thông tin tại: Người lớn đang tự làm suy yếu sức đề kháng của con như thế nào?

Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 25/09/2023

    7 loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe nên dùng trong nấu ăn

    Với đa dạng loại dầu ăn trên thị trường, người tiêu dùng băn khoăn nên dùng loại dầu nào tốt nhất cho sức khỏe, đặc biệt khi nấu trong nhiệt độ cao. Dưới đây là 7 loại dầu nhiều dinh dưỡng và an toàn khi đun nấu.

  • 25/09/2023

    6 dấu hiệu cảnh báo máu nhiễm mỡ và cách cải thiện

    Máu nhiễm mỡ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Máu nhiễm mỡ gần như không có biểu hiện rõ rệt, tuy nhiên một số dấu hiệu sau có thể giúp cảnh báo bệnh.

  • 25/09/2023

    Tại sao bàn chân của bạn luôn lạnh?

    Bàn chân lạnh là hiện tượng khá phổ biến. Trong hầu hết trường hợp thì bạn không phải lo lắng, nhưng nếu bàn chân lạnh thường xuyên thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh tiềm ẩn.

  • 24/09/2023

    12 cách giảm mỏi mắt khi dùng máy tính

    Các dấu hiệu cho thấy có thể bạn mắc hội chứng thị giác máy tính, còn được gọi là mỏi mắt kỹ thuật số, bao gồm: mờ mắt, khô mắt, mỏi mắt, đau đầu, đau cổ và vai. Dưới đây là 12 cách bạn có thể thực hiện để giảm tình trạng khô mắt và căng thẳng.

  • 24/09/2023

    5 lợi ích của việc dùng chỉ nha khoa

    Dùng chỉ nha khoa thường xuyên đóng một vai trò quan trọng trong việc vệ sinh răng miệng của bạn. Khi bạn bỏ qua việc dùng chỉ nha khoa, mảng bám có thể tích tụ giữa răng và dọc theo đường viền nướu. Theo thời gian, điều này có thể làm tăng nguy cơ sâu răng và bệnh nướu răng.

  • 24/09/2023

    Các tác nhân gây bệnh gout

    Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các tác nhân gây ra bệnh gout.

  • 23/09/2023

    Choline – Dưỡng chất cần thiết cho não bộ

    Chế độ ăn của bạn không thể thiếu những thực phẩm giàu choline. Đây là dưỡng chất cần thiết yếu cho nhiều chức năng của cơ thể, đặc biệt là hoạt động của não bộ.

  • 23/09/2023

    Làm thế nào để giữ cho túi mật của bạn khỏe mạnh?

    Túi mật là một bộ phận rất nhỏ, một cơ quan nội tạng hữu ích cho hệ thống tiêu hóa của cơ thể. Để duy trì sức khỏe cho bộ phận này chúng ta không chỉ cần một chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh mà còn cần phải có kiến thức để phát hiện sớm bệnh của túi mật.

Xem thêm