Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách nào tăng sức đề kháng cho cơ thể?

Nhiều bệnh và tật có thể phát sinh từ sự suy yếu của sức đề kháng (miễn dịch) trong cơ thể.

Cách nào tăng sức đề kháng cho cơ thể?

Vì vậy, việc tăng cường miễn dịch sẽ giúp con người phòng tránh và chống chọi được với bệnh tật, nhất là trong thời tiết khắc nghiệt của mùa hè…

Vai trò của hệ miễn dịch

Miễn dịch, nói một cách nôm na là khả năng chống đỡ, sức đề kháng của cơ thể trước sự xâm nhập có hại từ bên ngoài và từ bên trong cơ thể. Nó được ví như 'Bộ công an' và 'Bộ quốc phòng' của một quốc gia chống thù trong, giặc ngoài để bảo vệ cơ thể.

Các tế bào miễn dịch đảm nhiệm các chức năng miễn dịch, chúng tồn tại, di động và lưu hành khắp cơ thể, làm nhiệm vụ tầm soát liên tục toàn bộ cơ thể nhằm phát hiện các tác nhân gây bệnh: Các vi sinh vật (ký sinh trùng như  giun, sán, nấm, mốc…), vi khuẩn, Rickettsia, virus, Prion (các protein lây nhiễm, nhỏ hơn virus 100 lần) và những vật lạ trong cơ thể sinh ra hoặc đưa từ bên ngoài vào (tế bào lạ; các phức hợp: Kháng nguyên, kháng thể lạ; các tế bào ung thư…) để sẵn sàng tiêu diệt, loại trừ các tác nhân gây hại cho cơ thể.

Cơ quan miễn dịch cho ta sự chống đỡ với bệnh tật của từng người khác nhau. Trong một khu vực có những bệnh mà người này mắc, người khác không. Người không mắc bệnh chứng tỏ cơ quan miễn dịch của họ tốt hơn những người đã mắc bệnh. Hoặc khi mắc bệnh thì cũng chóng khỏi nhờ sức đề kháng tốt của cơ thể…

Các yếu tố ảnh hưởng tới sức đề kháng của cơ thể

Ngoài những hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh do di truyền và một số chứng suy giảm miễn dịch mắc phải đặc hiệu như AIDS, mỗi chúng ta có thể mắc phải các chứng suy giảm miễn dịch thứ phát ở các mức độ khác nhau do nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài gây ra.

Tuổi cao, căng thẳng, trầm cảm, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ và cân bằng, ít luyện tập và tiếp xúc với thiên nhiên, mắc các bệnh mạn tính như bệnh gan, bệnh đái tháo đường, sử dụng thuốc (kháng sinh, khám nấm, kháng siêu vi trùng, thuốc chống viêm, corticosteroids, thuốc kháng miễn dịch, thuốc diều trị ung thư...), bị nhiễm các độc tố như các hóa chất hoặc các chất độc có nguồn gốc sinh vật là những yếu tố có thể gây suy giảm chức năng của hệ miễn dịch, làm giảm sức đề kháng của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.

Thuốc trợ giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh

Vitamin và chất khoáng: Vitamin và khoáng chất có vai trò quan trọng đối với sự phát triển, duy trì các chức năng của cơ thể. Đây là những nguyên vật liệu cấu trúc nên tế bào, chuyển hóa các enzym phản ứng trong tế bào, là thành phần không thể thiếu được đối với sự phát triển của tế bào nói riêng và cơ thể nói chung.

Việc ăn uống thiếu các chất như acid amin (đạm), vitamin A, B1, C, PP, chất khoáng và các nguyên tố vi lượng khác như sắt, kẽm về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng làm suy giảm hệ miễn dịch.

Ví dụ, vitamin C là một chất chống ôxy hóa rất mạnh, hỗ trợ hệ miễn dịch công kích vi khuẩn và virus. Nó cũng giúp cơ thể tạo ra interferon (một loại protein ngăn không cho virus phát triển trong cơ thể). Ngoài ra, vitamin C còn giúp tăng cường glutathione, giúp tăng cường chức năng thải độc và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Trong số các loại khoáng chất, kẽm được cho là góp phần duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Cơ thể thiếu kẽm sẽ khiến lượng bạch cầu suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tật.

Các nghiên cứu đều cho thấy việc ăn các thực phẩm vi sinh như sữa chua cũng rất tốt. Các vi sinh này sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch khi thường xuyên ăn.

'Văcxin' tạo miễn dịch: Đối với loại này, để tạo ra miễn dịch của cơ thể chống lại một loại bệnh nào đó, người ta có thể dùng chính các vi khuẩn gây bệnh đó, làm yếu hoặc mất độc lực của chúng và đưa vào cơ thể tạo kháng nguyên. Hệ thống miễn dịch sẽ nhận diện, ghi nhớ kháng nguyên và sản xuất kháng thể đặc hiệu chống lại vi khuẩn gây bệnh.  Ví dụ như các vắc xin phòng bệnh sởi, cúm, ho gà…

Bổ sung dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ chất để tăng sức đề kháng.

Ngoài ra người ta còn dùng các vi khuẩn lành tính như Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium longum, Streptococcus faecalis (những vi khuẩn có ích trong đường ruột) trong các sản phẩm chữa bệnh đường ruột.

Globulin miễn dịch (kháng thể) để ngừa hoặc đôi khi điều trị các bệnh truyền nhiễm. Tiêm globulin miễn dịch còn dùng cho người  suy giảm miễn dịch. Cơ chế hoạt động là truyền các kháng thể lấy từ máu của những người trước đó đã bị nhiễm bệnh để chống lại bệnh.

Thuốc kích thích miễn dịch: Một số thuốc với tác dụng tăng chức năng miễn dịch đã được đưa vào sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng, nhiễm siêu vi trùng, ung thư và các hội chứng suy giảm miễn dịch như các interferon.

Đây là cytokin tự nhiên, điều tiết miễn dịch bằng cách tăng hoạt tính đại thực bào, tăng tính độc hại đặc thù của tế bào miễn dịch đối với các tế bào đích. Tác dụng chống ung thư và chống virus bằng cách ức chế sự sao chép virus, ngăn chặn sự nhân đôi, chống tăng sinh tế bào, được dùng tăng cường miễn dịch, chống virus, ngăn cản sự phát triển của một vài loại ung thư…

Ngoài ra một số dược phẩm có nguồn gốc công nghệ sinh học như: zadaxin, interleukin-7, interleukin 2, GM-CFS, aslem cũng được nghiên cứu và ứng dụng cho các bệnh suy giảm miễn dịch và viêm nhiễm mạn tính.

Dược thảo: Các loại thực phẩm  như tỏi, hành, kinh giới, rất giàu chất flavonoid và giúp ngăn ngừa sự phát triển của các siêu vi và chống lại các gốc tự do trong cơ thể. Tỏi đã được sử dụng như một gia vị và 'thuốc' có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng siêu vi trùng và ký sinh trùng cùng với tác dụng tăng sức đề kháng, rất hiệu quả trong các bệnh cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp... và đã được chứng minh là có tác dụng tăng số lượng tế bào miễn dịch T- killer tự nhiên. Kinh giới đã được nhân dân ta sử dụng từ bao đời nay làm thuốc giải cảm, giảm sốt, chống dị ứng.

Hoàng kỳ cũng đã được nghiên cứu và ứng dụng như một dược thảo có khả năng tăng cường chức năng hệ miễn dịch một cách toàn diện. Nhờ có tác dụng tăng khả năng thực bào và tạo kháng thể, dược thảo nổi tiếng này đã được ứng dụng và dự phòng và điều trị cá bệnh nhiễm trùng, bệnh siêu vi trùng, các hội chứng suy giảm miễn dịch do hóa trị liệu, xạ trị... Hơn thế nữa, nhờ có khả năng điều hòa miễn dịch, hoàng kỳ còn được nghiên cứu và ứng dụng thành công trong nhiều bệnh tự miễn và dị ứng như Lupus ban đỏ, viêm cầu thận mãn.

Các loại nấm ăn cũng có khả năng tăng sức đề kháng cho cơ thể con người. Ăn nấm có thể giúp phòng các bệnh viêm nhiễm như cảm cúm, viêm họng, viêm nhiễm đường tiêu hóa và tiết niệu. Nghiên cứu trên súc vật và người cho thấy nhiều loại nấm ăn và nấm dùng trong y học cổ truyến của các dân tộc trên thế giới có khả năng phục hồi và tăng cường chức năng của hệ miễn dịch.

Ngoài ra, việc luyện tập thể dục thể thao hàng ngày giúp tăng cường lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể, giúp đẩy mạnh đào thải các chất chuyển hóa độc hại, nhờ đó hệ miễn dịch (sức đề kháng) được tăng cường… Vì vậy, hãy tham gia bất kỳ môn thể thao nào mà mình ưa thích như chạy, đạp xe, bơi lội, đi bộ…

Những lưu ý khi dùng

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sức khỏe của con người bị chi phối bởi 4 yếu tố: môi trường, dinh dưỡng, tinh thần và vận động. Vì vậy, việc sống trong một môi trường ít ô nhiễm, hoạt động thể lực hàng ngày, ăn uống đủ chất hợp vệ sinh, sống vui vẻ, tránh stress… là 'liều thuốc quý' giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Đối với các vitamin và khoáng chất nên bổ sung bằng thực phẩm như ăn nhiều rau xanh, hoa quả…. Chỉ bổ sung bằng thuốc cho những cơ thể bị thiếu các chất này. Vì nếu bổ sung thừa sẽ gây nên các hậu quả do thừa các chất đó hoặc sẽ gây rối loạn trong cơ thể. Ví dụ, thừa canxi gây sỏi thận, canxi  đọng ở mạch máu góp phần gây xơ vữa mạch máu và nguy cơ tăng huyết áp; đọng ở vỏ não (ở người già trên 70 tuổi) góp phần gây nguy cơ mắc Hội chứng Alzheimer.

Việc dùng các thực phẩm chức năng đặc hiệu theo từng đợt để tăng cường và điều hòa miễn dịch có nhiều ưu việt vì thường không kèm theo các phản ứng phụ và tương tác tốt, hỗ trợ tốt các chức năng khác của cơ thể. Một số thuốc tăng cường miễn dịch có trên thị trường hiện nay (trừ aslem) thường có giá thành cao, phức tạp cho việc sử dụng và kèm theo những tác dụng phụ khá phổ biến. Các thuốc này chỉ nên được chỉ định sau khi xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng về mặt lợi và hại trên một người bệnh cụ thể.

BS. Hoàng Xuân Việt - Theo Sưc khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm