Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tăng cường sức khỏe, chống tái nhiễm COVID-19 bằng y học cổ truyền

Thực tế vẫn có những trường hợp tái nhiễm COVID-19. Vì vậy, điều quan trọng là cần nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng để ứng phó với tình trạng này…

Theo y học cổ truyền, COVID-19 là một dạng ôn dịch. Bệnh liên quan đến các yếu tố hàn thấp, nhiệt độc và qua các giai đoạn như các bệnh truyền nhiễm khác (ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và lui bệnh).

Giai đoạn lui bệnh là lúc đào thải virus bất hoạt, các yếu tố hàn thấp, nhiệt độc được bài ra. Để giai đoạn này được nhanh chóng cần nâng cao hệ miễn dịch. Đối với y học cổ truyền, trong giai đoạn lui bệnh cần dùng thuốc, ăn uống để nâng cao chính khí, bổ khí huyết tạng phủ, cân bằng âm dương, đặc biệt cần kiêng kỵ cho đúng. Nếu hàn thấp không được đẩy ra hết mà ngưng kết trong cốt tủy sẽ gây ra các biến chứng về sau, hay gặp nhất là các chứng đau, lạnh khó chịu ở sâu.

Y học cổ truyền dùng phương thuốc “Dương hòa thang” để ôn dương nhưng không táo, bổ âm nhưng không nê trệ, hàn thấp từ đó được đưa ra khỏi cơ thể một cách hòa hoãn, nhẹ nhàng, gồm: Thục địa 30g; Ma hoàng 3g; Lộc Giác Giao 9g; Bạch Giới Tử (Sao, tán nhỏ) 6g; Bào khương thán 3g; Sinh Cam Thảo 3g; Nhục quế (Cạo vỏ, tán bột) 3g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Trong công văn số 1306/BYT - YDCT về việc tăng cường phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 bằng các phương pháp y học cổ truyền do Bộ Y Tế đã ban hành ngày 17/3/2020 có đưa ra các bài thuốc có thể áp dụng trong điều trị COVID-19 giai đoạn phục hồi. Đó là những bài thuốc bổ âm dương, khí huyết, tạng phủ như:

Phế tỳ khí hư

Chứng hậu: Mệt mỏi, đoản hơi, đoản khí, ăn kém, buồn nôn, bụng đầy, đại tiện lỏng, lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng nhớt…

Pháp điều trị: Kiện tỳ ích khí

Phương thuốc: Bảo nguyên thang, gồm : Cam thảo chích 40g; Đảng sâm 80g; Hoàng kỳ chích 12g; Nhục quế 2g; Sinh khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau ăn.

Khí âm lưỡng hư

Chứng hậu: Đoản hơi, đoản khí, mệt mỏi, ăn kém, miệng khô khát, bồn chồn, ra mồ hôi, ho khan có ít đờm, lưỡi khô, mạch tế hoặc vô lực…

Pháp điều trị: Bổ khí dưỡng huyết

Phương thuốc:

Bài 1: Thập toàn đại bổ (Hòa tễ cục phương) gồm: Đương quy 12g; Xuyên khung 8g; Bạch thược 12g; Thục địa 12g; Nhân sâm 12g; Bạch truật 12g; Hoàng kỳ chích 12g; Phục linh 12g; Nhục quế 4g; Cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau ăn.

Bài 2: Sinh mạch tán, gồm: Nhân sâm hoặc Đảng sâm 12g; Mạch môn 12g; Ngũ vị tử 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau ăn.

Bài 3: Nhân sâm dưỡng vinh thang, gồm: Đảng sâm 16g; Hoàng kỳ chích 10g; Đại táo 12g;   Thục địa 12g; Bạch truật 12g; Xuyên khung 8g; Ngũ vị tử 8g; Cam thảo 4g; Nhục quế 4g; Sinh khương 4g; Đương quy 12g; Viễn trí 6g; Trần bì 8g; Bạch thược 12g; Bạch linh 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau ăn.

Phế âm hư, tâm quý

Chứng trạng: Trường hợp bệnh lâu có phế âm hư kèm tâm quý, huyết áp thấp

Pháp điều trị: Tư âm, dưỡng tâm

Bài 1: Lục vị địa hoàng hoàn hợp Sinh mạch ẩm, gồm: Sinh địa hoàng 15g; Sơn thù 8g; Hoài sơn 8g; Phục linh 8g;Trạch tả 6g; Đan bì 10g; Sa sâm 10g; Mạch môn 10g; Ngũ vị tử 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau ăn.

Bài 2: Dưỡng âm thanh phế thang, gồm: Sinh địa 12 - 20g; Huyền sâm 8 - 16g; Xích thược 8 - 12g; Mạch môn 8 - 16g; Đan bì 8 - 16g; Xuyên bối mẫu 8 - 12g; Bạc hà 6 - 8g; Cam thảo 6 - 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau ăn.

Tùy vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể mà thầy thuốc lựa chọn pháp phương và gia giảm cho thích hợp.

Không chỉ dùng thuốc, mà cần phải có chế độ ẩm thực, khởi cư phù hợp. Để tránh các yếu tố hàn thấp, cần kiêng ăn đồ tanh, sống, lạnh; kiêng đi mưa, lội bùn, nằm dưới đất, tắm nước lạnh… Nên ăn uống đủ chất, cân bằng dinh dưỡng; tập thể dục, dưỡng sinh, tập thở; nghỉ ngơi hợp lý, luôn để tinh thần thoải mái, không nên quá căng thẳng.

Sau khi khỏi bệnh (nhiều lần xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 và đã được xuất viện, bệnh nhân vẫn cần tự cách ly và theo dõi sức khỏe ít nhất 14 ngày tiếp theo. Trong thời gian này, bệnh nhân cần tăng sức khỏe, giúp mau chóng hồi phục và phòng tái phát bệnh, phòng biến chứng sau khi bị bệnh.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Vệ sinh giặt giũ quần áo phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Tiến sĩ – Lương Y Phùng Tuấn Giang - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm