Trước đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch bệnh COVID-19, Thanh tra Bộ Y tế đã ban hành các quyết định số 58/QĐ-BYT và 60/QĐ-TTrB về việc kiểm tra đột xuất công tác phòng chống dịch COVID-19 tại một số bệnh viện (BV) trực thuộc Bộ, thuộc Sở Y tế Hà Nội, TP. HCM.
Trên cơ sở kết quả làm việc, báo cáo kết quả kiểm tra của các đoàn kiểm tra, Thanh tra Bộ Y tế đã có các công văn 333/TTrB-P1 và 339/TTrB-P2 đề nghị các BV, Sở Y tế Hà Nội, Sở Y tế TP. HCM, các Cục, Vụ thuộc Bộ thực hiện một số nội dung nhằm tăng cường hiệu quả hơn nữa trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, kịp thời ứng phó với các tình huống xảy ra.
Đối với các BV, rà soát bổ sung các biển hướng dẫn tuyên truyền về phòng chống dịch trong và ngoài cổng BV như: cấm tập trung từ 2 người trở lên, biển yêu cầu “kê khai y tế”, “đeo khẩu trang”, biển hướng dẫn ngồi chờ khám cách nhau 2m..; Kiểm soát chặt chẽ các đối tượng ra vào BV thông qua việc rà soát, bổ sung quy định về số lượng người phục vụ trong các dịch vụ ăn uống, vệ sinh, bảo vệ,… đồng thời quy định rõ về vận chuyển cung ứng thức ăn, đồ uống, hàng hoá đến khoa, phòng để đảm bảo tránh lây nhiễm chéo; Chủ động rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy trình khai báo y tế, phân loại phân luồng người vào bệnh viện khám và điều trị; Phân công lãnh đạo BV lãnh đạo khoa phòng, nhân viên, điều dưỡng đảm bảo có cơ số dự phòng 30% cán bộ khi có lây nhiễm chéo, có phương án cố định cán bộ y tế; Chủ động nghiên cứu xây dựng các phương án cụ thể trong vận chuyển, cấp cứu, xử lý khi xảy ra các tình huống khác nhau (có bệnh nhân nghi nhiễm COVID-19, có bệnh nhân mắc, có nhân viên y tế mắc,…); Nghiên cứu triển khai việc xét nghiệm nhanh COVID-19 cho nhân viên y tế, các đối tượng làm tại các khoa, phòng, khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao và bệnh nhân vào viện có yếu tố dịch tễ nhưng không có triệu chứng; Nghiên cứu đề xuất phương án điều trị cho bệnh nhân ung thư, chạy thận nhân tạo, bệnh nhân điều trị dài ngày khi BV có bệnh nhân nhiễm COVID-19;…
Đối với Sở Y tế Hà Nội, TP. HCM, yêu cầu chỉ đạo các đơn vị thuộc Sở như Trung tâm kiểm soát bệnh tật việc hỗ trợ các BV Trung ương trong việc xét nghiệm nhanh COVID-19; tham mưu UBND TP tiếp tục hỗ trợ việc cách ly của nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân khi có tình huống nhiễm chéo trong BV; chỉ đạo các BV của TP xây dựng phương án để đảm bảo tối thiểu 30% nhân lực dự phòng khi BV có nhiễm chéo; Sở Y tế TP. HCM tham mưu UBND TP cho phép các BV mua sắm khẩu trang y tế N95, VTYT theo máy PGR, hoá chất sử dụng cho máy ly trích tự động trong xét nghiệm SARS-CoV2 trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19 theo hình thức mua sắm trực tiếp trong trường hợp cần thiết...
Đối với các Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế, Cục Y tế Dự phòng làm đầu mối, phối hợp với Cục Quản lý khám, chữa bệnh hướng dẫn việc xây dựng ban hành Kế hoạch ứng phó với tình huống cụ thể (có bệnh nhân nghi ngờ nhiễm COVID-19, có bệnh nhân nhiễm COVID-19, có nhân viên y tế nhiễm COVID-19) để các BV chủ động trong công tác phòng, chống, xử lý, điều trị. Phối hợp với Vụ Kế hoạch tài chính hướng dẫn, tạo điều kiện cho địa phương, các cơ sở điều trị về kinh phí xét nghiệm COVID-19...
Cục Quản lý khám chữa bệnh rà soát và hướng dẫn phác đồ điều trị, danh mục thuốc thiết yếu điều trị người nhiễm bệnh COVID-19 đảm bảo thống nhất; rà soát quy định Quy định 1259/QĐ-BYT ngày 20/3/2020 của Bộ Y tế ban hành Danh mục phương tiện phòng hộ cá nhân thiết yếu của 1 khu vực điều trị cách ly người bệnh COVID-19...
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Nguy cơ "làn sóng thứ hai" dịch bệnh COVID-19 tại Trung Quốc
Bệnh tay chân miệng có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên có rất nhiều phụ huynh vẫn còn bối rối khi chăm sóc trẻ trong quá trình điều trị tại nhà. Phụ huynh có thể chăm sóc trẻ theo các hướng dẫn của chuyên gia để trẻ được đảm bảo an toàn và nhanh khỏi bệnh.
Thiền được nhiều người biết đến như một thực hành tôn giáo nhưng thiền còn là một quá trình luyện rèn tâm trí nhằm đạt được những lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học.
Nhiễm khuẩn norovirus là một nhiễm khuẩn hay gặp và gây nhiễm khuẩn tiêu hóa với các triệu chứng nôn, tiêu chảy, đau bụng và có thể mất nước nghiêm trọng.
Trẻ nhập viện với các biểu hiện ho, sốt, khó thở có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây.
Chế độ ăn detox được cho là giúp cơ thể giải độc, song một số chuyên gia nói detox không hiệu quả, có thể làm rối loạn đường huyết và mất cơ.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã họp khẩn và đưa ra những cảnh báo về căn bệnh đậu mùa khỉ đang bùng phát tại 12 quốc gia trên thế giới và có nguy cơ lan sang nhiều nước khác.
Hầu hết mọi người đều cảm thấy chướng bụng vào một thời điểm nào đó. Các bài tập thể dục, thực phẩm bổ sung và massage là những phương pháp phổ biến giúp giảm đầy hơi nhanh chóng. Thực hiện thay đổi lối sống lành mạnh hơn cũng có thể ngăn ngừa chứng đầy hơi tái phát.
Việc gia tăng trẻ mắc tiêu chảy trong thời gian qua khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Tuy là bệnh không mới nhưng việc chăm sóc trẻ đúng cách để nhanh "cắt cơn" tiêu chảy, giúp trẻ hồi phục sức khoẻ thì không phải bố mẹ nào cũng biết.