Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguy cơ "làn sóng thứ hai" dịch bệnh COVID-19 tại Trung Quốc

Ngày 9/4, giới chuyên gia cảnh báo Trung Quốc nên từng bước dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn ngừa nguy cơ bùng phát “làn sóng thứ hai” của đại dịch COVID-19 sau khi hàng nghìn người dân ở tâm dịch Vũ Hán cuối cùng cũng được phép di chuyển khỏi thành phố từ ngày 8/4.

Vũ Hàn quét QR để kiểm tra tình trạng sức khoẻ của người dân

Các chuyên gia tại Hong Kong (Trung Quốc) cho rằng việc dỡ bỏ các quy định về giãn cách xã hội tại các vùng bên ngoài Hồ Bắc cần được dỡ bỏ dần dần để giảm thiểu tối đa nguy cơ dịch bệnh quay trở lại. Phân tích số ca nhiễm bệnh tại 4 thành phố của Trung Quốc gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến và Ôn Châu trong thời gian từ giữa tháng 1 đến cuối tháng 2 cho thấy các biện pháp như đóng cửa doanh nghiệp, trường học và hạn chế đi lại nghiêm ngặt đã kiềm chế tỷ lệ lây lan của virus SARS-CoV-2 xuống dưới 1, tức là mỗi người nhiễm bệnh trung bình chỉ lây cho 1 người khác. Đây là một kết quả rất tích cực khi vào thời điểm dịch bệnh mới bùng phát, 1 người có thể lây cho khoảng 2-3 người.

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết các ca tử vong do COVID-19 ở mức dưới 1% tại các khu vực ngoài Hồ Bắc. Còn tại tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh này, tỷ lệ tử vong ở mức 5,91% khi hệ thống y tế của Hồ Bắc bị quá tải. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc bảo đảm hệ thống chăm sóc sức khỏe địa phương có đủ nhân lực và vật lực để giảm thiểu tỷ lệ tử vong do COVID-19.

Các mô hình nghiên cứu cho thấy việc vội vàng dỡ bỏ các biện pháp hạn chế sẽ dẫn đến các ca nhiễm mới có thể tăng lên mức ghi nhận vào lúc đỉnh điểm của đợt dịch vừa qua. Theo đồng trưởng nhóm nghiên cứu trên, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Joseph Wu thuộc Đại học Hong Kong, dù các biện pháp hạn chế đã giảm số ca nhiễm bệnh xuống mức rất thấp, nhưng điều này không có nghĩa là cộng đồng được miễn dịch hoàn toàn với virus SARS-CoV-2. Do vậy, vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi các doanh nghiệp, nhà máy và trường học dần dần hoạt động trở lại và người dân gia tăng giao tiếp xã hội.

Một nghiên cứu mới của các chuyên gia Viện Robert Koch ở Đức  được công bố trên tạp chí Science ngày 8/4 cho thấy số ca mắc COVID-19 đã không tăng mạnh tại Trung Quốc sau tháng 2/2020 là nhờ sự kết hợp của chiến lược phong tỏa, cách ly mà chính quyền nước này thực hiện ngay từ giai đoạn đầu bùng phát dịch và những thay đổi trong cách hành xử của người dân.

Nghiên cứu này cho biết ngay từ đầu dịch, Chính phủ Trung Quốc đã áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn virus lây lan. Các ca xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 được cách ly tại nhà hoặc tại bệnh viện. Hơn nữa, để bảo vệ những đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh, các biện pháp giãn cách xã hội cũng như truy dấu được áp dụng triệt để. Nghiên cứu khẳng định các nỗ lực tổng thể không chỉ bảo vệ những người nghi ngờ nhiễm bệnh mà còn giảm thiểu tối đa nguy cơ một người nghi ngờ nhiễm có thể lây truyền virus cho người khác.

Các nhà nghiên cứu áp dụng một mô hình dịch tễ, phản ánh sự cách ly của cả các cá nhân nhiễm và nghi nhiễm. Mô hình dự báo số ca nhiễm tại tỉnh Hồ Bắc và xa hơn đã so sánh rõ ràng số ca được ghi nhận. Kết quả của cách tiếp cận theo mô hình này cho thấy sự ứng phó của nhà nước Trung Quốc đối với dịch bệnh cộng thêm các chính sách phong tỏa, cách ly hữu hiệu dù ban đầu số ca nhiễm vẫn tăng.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Thông điệp 100 ngày chống COVID-19 từ Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO)

Hà Anh (Theo The Hindu Business Line) - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm