Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Người có các yếu tố nguy cơ cần quan tâm và chăm sóc để phòng tránh mắc COVID-19

PGSTS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Phó Trưởng tiểu ban điều trị cho biết, Cục quản lý Khám, chữa bệnh cùng các Hội đồng chuyên môn ban hành một loạt tài liệu hướng dẫn chăm sóc và điều trị cho người bệnh COVID-19.

Đặc biệt các tài liệu này đi sâu vào từng nhóm nguy cơ như người cao tuổi, người khuyết tật, yếu thế, người mắc các bệnh không lây nhiễm dễ mắc biết cách phòng ngừa và nâng cao thể trạng, góp phần bảo vệ nâng cao sức khỏe trong mùa dịch COVID-19.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và Điều trị viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 (COVID-19) thường xuyên được cập nhật, mới nhất là phiên bản lần thứ 3, theo Quyết định số 1344/QĐ-BYT ngày 25/3/2020 là cẩm nang để các cơ sở khám, chữa bệnh chẩn đoán và điều trị người bệnh COVID-19. Hướng dẫn này đã phát huy tác dụng, tới hiện tại ngày 9/4, Việt Nam đã điều trị khỏi 128/255 trường hợp mắc COVID-19, chiếm tỷ lệ 50%.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả của các hoạt động chăm sóc, phòng ngừa, nâng cao sức khẻo cho người dân trong mùa dịch COVID-19, ngày 8/4 GS.TS Nguyễn Lân Việt, Nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch- Bệnh viện Bạch Mai làm Chủ tịch Hội đồng, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh làm Phó Chủ tịch Hội đồng cùng 20 thành viên khác là chuyên gia các lĩnh vực tim mạch, hô hấp, nội tiết, đái tháo đường... đã họp và thống nhất tài liệu chuyên môn về chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh không lây nhiễm trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.

Tài liệu bao gồm 2 phần: Phần 1: Hướng dẫn về điều trị, quản lý bệnh không lây nhiễm trong dịch bệnh COVID-19. Phần 2 là các khuyến nghị cho người mắc bệnh không lây nhiễm trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 Theo báo cáo của Bộ Y tế các bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.

Cứ 10 trường hợp tử vong thì có 7 người chết do các bệnh không lây nhiễm. Tỷ lệ dân số mắc bệnh cao huyết áp là 25%, bệnh tiểu đường (ở nhóm tuổi 20-79) là 5,8%, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong cộng đồng từ 15 tuổi trở lên là 2,2%...

Hiện trên thế toàn thế giới có trên 1.5 triệu trường hợp nhiễm COVID-19. Trong đó, khoảng 75% trong số ca tử vong có sẵn bệnh lý nền như bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi mãn tính, tai biến mạch não…

Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt, đối với người bệnh tim mạch mạn tính, điều quan trọng nhất là vẫn phải duy trì đều, ổn định chế độ điều trị hiện tại kết hợp với chế độ dinh dưỡng, luyện tập hợp lý, tránh căng thẳng... để tăng cường miễn dịch trong đợt dịch. Nguy cơ biến chứng, diễn biến bệnh sẽ tăng vọt nếu do dự không dùng các thuốc hàng ngày theo đơn, nhất là khi toàn trạng yếu mệt khi nhiễm COVID-19.
 

Cũng trong chiều 9/4, Hội đồng chuyên môn và ban soạn thảo đã họp và nghiệm thu tài liệu hướng dẫn Phục hồi chức năng bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 (COVID-19). Đây là một liệu pháp điều trị quan trọng, giúp tống thải đờm dịch ra ngoài làm thông thoáng đường thở, tăng thông khí phổi, góp phần nâng cao sức khỏe người bệnh.

Bên cạnh đó, Hội đồng chuyên môn cũng xây dựng và hoàn thiện sổ tay hướng dẫn một số biện pháp phòng chống dịch COVID-19 đối với người khuyết tật tại cộng đồng. Ở Việt Nam, tỷ lệ người khuyết tật chiếm khoảng 0,7% dân số, tương đương với khoảng 6,2 triệu người khuyết tật.

Bên cạnh đó có khoảng 13% dân số, tức là khoảng 12 triệu người sống chung trong hộ gia đình có người khuyết tật. Hơn 80% người khuyết tật sống tại cộng đồng. Tỷ lệ này dự kiến sẽ tăng lên cùng với xu hướng già hóa dân số, gia tăng mắc bệnh không lây nhiễm.

Việc phòng bệnh là rất quan trọng đối với người khuyết tật, đặc biệt đối với nhóm người khuyết tật có mức độ khuyết tật nặng và đặc biệt nặng. Mặt khác, người khuyết tật thường có sức đề kháng  giảm, khả năng chống đỡ bệnh tật kém, dễ mắc bệnh và diễn biến bệnh thường nặng hơn người bình thường, đặc biệt là nhiễm COVID-19.

GS.TS Trần Trọng Hải- Chủ tịch Hội Phục hồi chức năng Việt Nam- Phó Trưởng ban soạn thảo cho biết, các tài liệu phục hồi chức năng cho người bệnh COVID-19 đang điều trị trong bệnh viện và Sổ tay hướng dẫn một số biện pháp phòng chống dịch COVID-19 dành cho người khuyết tật tại cộng đồng bám sát các nội dung khuyến cáo Bộ Y tế ban hành; khoa học dễ thực hiện, phù hợp với hoàn cảnh sống của người khuyết tật và dựa trên các tài liệu phục hồi chức năng đã được Bộ Y tế ban hành.

Trước đó, ngày 7/4 tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn tạm thời quản lý sức khỏe người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính tại tuyến y tế cơ sở trong bối cảnh dịch COVID-19” và “Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe phòng chống dịch COVID-19 cho người cao tuổi tại cộng đồng” đã được ban hành tại Quyết định 1588/QĐ-BYT ngày 7/4/2020 về việc ban hành. Tài liệu này được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước.

Dự kiến trong tuần này Bộ Y tế sẽ phổ biến các tài liệu cho các cán bộ y tế cả nước qua 700 điểm

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Thông điệp 100 ngày chống COVID-19 từ Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO)

Thái Bình - Lê Hảo - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm