Ăn gì để tăng chiều cao?
Dinh dưỡng giữ vai trò rất quan trọng, trong đó 3 giai đoạn chủ yếu góp phần quyết định chiều cao của cơ thể là giai đoạn bào thai (nhất là 6 tháng cuối của thai kỳ, lúc còn trong bụng mẹ), giai đoạn đầu cuộc đời (5 năm đầu tiên) và đặc biệt là giai đoạn khi bước vào lứa tuổi dậy thì.
Protein (chất đạm): rất quan trọng đối với trẻ đang tăng trưởng. Là thành phần men tiêu hóa, nội tiết, kháng thể... Trẻ không đủ protein sẽ ngưng tăng trưởng, sụt cân, hệ tiêu hóa kém, dễ mắc bệnh, ảnh hưởng đến tăng chiều cao.Bởi vậy, để con có tiềm năng phát triển tốt chiều cao, khi mang thai người mẹ cần ăn uống đầy đủ chất, đa dạng các loại thực phẩm, không kiêng khem, để bảo đảm tăng cân đủ 10 - 12kg trong 9 tháng. Trẻ sinh ra nếu đủ cân (3kg trở lên), dài hơn 50cm, là một khởi đầu tốt để phát triển sau này.
Lysin: acid amin thiết yếu. Dễ bị phá hủy trong quá trình chế biến, nấu nướng. Trẻ thiếu lysin dẫn tới không tổng hợp được protein gây gầy, teo cơ, nhão cơ, biếng ăn. Thức ăn nhiều lysin: thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đậu nành.
Canxi: giúp xương phát triển vững chắc và tăng chiều cao. Nhu cầu canxi thay đổi theo tuổi, trung bình trẻ 6 tháng - 18 tuổi cần khoảng 400 - 700mg/ngày. Thức ăn có nhiều canxi: sữa, cua, ốc, tôm, tép, cá kho nhừ ăn cả xương, đậu phụ, các loại rau.
Vitamin A: sinh tố đặc biệt cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ. Ngoài ảnh hưởng đến mắt, da, sức đề kháng bề mặt cơ thể chống nhiễm trùng, khả năng chống oxy hóa, chống ung thư hóa, thiếu vitamin A cũng gây chậm tăng trưởng xương. Thức ăn nhiều vitamin A: sữa, trứng, cá, gan, thịt, rau lá xanh đậm, củ quả màu vàng cam (bí đỏ, cà rốt, gấc, đu đủ, xoài chín...).
Vitamin D: giúp hấp thu canxi tốt hơn. Hơn nữa, vitamin D giúp tăng tổng hợp chất protein. Cơ thể nhận một ít vitamin D từ thức ăn (sữa, bơ, phô mai, trứng, gan gà, dầu gan cá thu...) còn chủ yếu là tiền chất vitamin D nằm dưới da, khi tiếp xúc ánh nắng mặt trời trực tiếp sẽ giúp da tổng hợp vitamin D, với thời gian từ 15 - 30 phút/ngày.
Sắt: nguyên liệu để tạo máu. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu gây tăng trưởng chậm. Thức ăn nhiều sắt: gan, huyết, trứng, thịt, cá, đậu, rau dền, sữa có bổ sung sắt.
Kẽm: rất cần thiết cho nhiều hoạt động chuyển hóa của cơ thể, giúp phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng. Nhu cầu kẽm: 0,5 mg/kg cân nặng, tối đa 15mg mỗi ngày.
Iod: nguyên liệu tạo nên nội tiết tố tuyến giáp, tác động lên nhiều bộ phận cơ quan trong cơ thể để thúc đẩy sự tăng trưởng. Nhu cầu iod tăng dần theo tuổi: từ 50 - 150mcg/ngày. Thức ăn nhiều iod: muối iod, phô mai, trứng gà, sữa, cá biển, rau câu, tảo.
Tăng cường luyện tập TDTT
Nhiều nhà y học đã nghiên cứu và cho biết, tập TDTT có phương pháp có ý nghĩa lớn, nó làm tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng trọng khối xương khi trưởng thành. Khi luyện tập, tuần hoàn máu được lưu thông tốt hơn, trao đổi chất được tăng cường và hoóc-môn tăng trưởng (GH) tiết ra nhiều hơn.
Người ta xác định thời gian luyện tập với cường độ cao, kéo dài 1,5 – 2 giờ/ngày có thể làm tăng GH lên 3 lần. Ở những người tập TDTT ban ngày, về đêm lại thấy tăng GH lần nữa. Kết quả là cơ, tuần hoàn, dây chằng, xương khớp được kích thích làm cho toàn bộ cơ thể phát triển trong đó có chiều cao.
Cần coi trọng giấc ngủ của trẻ
Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong phát triển chiều cao, vì quá trình phát triển chiều dài xương trẻ em diễn ra vào ban đêm. Hoócmôn tăng trưởng GH chỉ tiết ra vào ban đêm khi trẻ đang ngủ say (khoảng 10 - 12 giờ đêm), trẻ ngủ ít, ngủ quá muộn sẽ không thể cao được. Gần đây, các nhà khoa học Mỹ (Đại học y Wisconsin ở Madison) đặt một thiết bị cảm biến vào xương chân những con cừu non để theo dõi quá trình phát triển dài xương, đã nhận thấy 90% sự phát triển xương diễn ra trong lúc đang ngủ.
Chiều cao chịu ảnh hưởng mạnh nhất là yếu tố dinh dưỡng với 30%, trong khi yếu tố di truyền cũng chỉ tác động đến 30% và vận động thể lực là 20%. Việc cung ứng đầy đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết trong giai đoạn phát triển của trẻ là hết sức cần thiết để trẻ có một chiều cao lý tưởng
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.