Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tận dụng 1 trái bưởi làm 4 món ngon

Mâm quả ngày lễ tết tại các gia đình không thể thiếu quả bưởi. Những chị em đảm đang có thể trổ tài làm nhiều món ngon dưới đây chỉ với 1 trái bưởi.

Tận dụng 1 trái bưởi làm 4 món ngon

Vỏ, cùi bưởi cũng có thể chế biến thành nhiều món ngon

Cùi bưởi

Phần cùi trắng của quả bưởi là nguyên liệu lý tưởng để làm chè bưởi tại nhà. Bạn nên chọn quả bưởi không non cũng không già, nhẹ nhưng to sẽ cho nhiều cùi. Bưởi non sẽ có nhiều tinh dầu nên vỏ dễ đắng, còn bưởi già phần cùi sẽ nhiều xơ.

Chọn lấy phần cùi trắng, dày, cắt hạt lựu

Để chế biến cùi bưởi không bị the đắng, bạn cần thêm nước sôi, bột năng, đường và thực hiện theo các bước sau:

- Lọc lấy cùi bưởi màu trắng, cắt bớt vỏ xanh bên ngoài và thái phần cùi thành hạt lựu.

- Trộn đều cùi bưởi với 2 thìa muối, nhẹ nhàng nhào bóp cho ra hết chất đắng trong cùi bưởi. Xả lại nhiều lần với nước lạnh cho sạch muối.

- Đun một nồi nước sôi với 1 thìa muối, cho cùi bưởi vào luộc sơ, sau đó thực hiện xả với nước lạnh và vắt nhiều lần đến khi cùi bưởi quắt lại và không còn xốp.

- Ướp cùi bưởi với 100gr đường trong 2 tiếng, sau đó lăn cùi bưởi qua bột năng.

- Đun sôi một nồi nước rồi thả phần cùi bưởi đã lăn qua bột năng vào, khi cùi bưởi trở nên trong veo và nổi trên mặt nước thì vớt vào tô nước đá, ngâm 15 phút. Cuối cùng, vớt cùi bưởi ra rổ và để ráo.

Cùi bưởi dẻo nhờ bột năng, bên trong không bị the đắng

Vậy là bạn đã có phần cùi bưởi mềm dẻo, không hề bị đắng cho món chè bưởi. Xem công thức chi tiết cho món chè bưởi tại đây.

Vỏ bưởi

Đừng vội vứt bỏ phần vỏ xanh ở công thức trên. Bạn có thể biến nguyên liệu này thành món mứt vỏ bưởi thơm nồng để đổi vị cho Tết này. Ngoài vỏ bưởi, bạn chỉ cần các nguyên liệu đơn giản, gồm đường, muối và phèn chua.

Mứt vỏ bưởi thơm ngon, lạ miệng

Cách làm mứt vỏ bưởi:

- Sơ chế: Vỏ bưởi bỏ bớt phần ruột trắng, cắt vỏ bưởi thành sợi dài. Hòa tan 1 thìa canh muối với nước, cho vỏ bưởi vào ngâm. Sau 5-7 tiếng, vớt vỏ bưởi ra, bóp thật nhiều lần với nước để ra bớt tinh dầu. Rửa sạch vỏ bưởi lại với nước, vớt ra rổ cho ráo nước.

- Khử the: Đun sôi nước với một thìa phèn chua, cho vỏ bưởi vào luộc sơ trong khoảng 3-5 phút. Đổ vỏ bưởi ra rổ, rửa lại nhiều lần với nước cho hết phèn chua, bóp nhẹ vỏ bưởi cho hết nước.

- Sên mứt: Đổ vỏ bưởi vào 1 chiếc tô lớn, thêm đường vào trộn đều ngâm trong khoảng 5 tiếng để đường ngấm vào vỏ bưởi. Cho vỏ bưởi vào chảo, đảo đều ở lửa to trên bếp đến khi gần cạn nước đường. Vặn nhỏ bếp, đảo đều tay đến khi vỏ bưởi khô lại và bắt đầu kết tinh trắng thì tắt bếp.

Nước ép bưởi

Nước ép bưởi là món giải khát tốt cho sức khỏe

Ngoài ăn trực tiếp, bưởi sau khi bóc lấy có thể dùng để làm nước ép bưởi thanh lọc cơ thể. Khi ép nước bưởi, bạn nên bóc sạch vỏ trắng để nước ép không bị đắng. Ngoài ra, bạn có thể thêm các loại trái cây khác để cho vào máy ép cùng múi bưởi.

Salad bưởi 

Salad bưởi hồng đẹp mắt, vị chua ngọt cân bằng

Phần thịt bưởi chua chua ngọt ngọt có thể thêm vào bất cứ món salad nào. Dưới đây là công thức món salad bưởi và tôm tươi mát, rất hợp cho thực đơn đẹp da, đẹp dáng:

Nguyên liệu

Bưởi đào hoặc bưởi da xanh để thịt quả có màu đẹp mắt, bóc múi nửa quả
150gr tôm tươi, hấp chín và bóc vỏ
150gr bắp cải tím, rửa sạch, thái thành sợi mỏng
1 cây xà lách, rửa sạch với nước muối, để ráo nước
30gr rau cải mầm
1 quả chanh leo
Tỏi ớt băm
Giấm, đường, muối, dầu olive

Cách thực hiện

- Chanh leo bổ đôi, dùng thìa múc lấy phần ruột, rây lấy nước cốt. Hòa tan giấm, đường, muối, dầu olive, tỏi, ớt. Trộn nước cốt chanh leo vào đảo đều.

- Xếp xà lách, bắp cải, bưởi, tôm, rau cải mầm ra đĩa, rưới nước sốt lên trên, khi ăn trộn cho ngấm đều.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Ăn bưởi giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch? 

Quỳnh Trang H+ (Tổng hợp) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm