Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tại sao chỉ số eo- hông lại quan trọng?

Tỷ số eo-hông là chu vi vòng eo chia cho chu vi vòng hông. Tỷ số eo-hông của một người nói gì về sức khỏe của họ?

Tỷ số eo-hông (WHR) là một chỉ số giúp đánh giá nhanh sự phân bố mỡ, có thể cho thấy sức khỏe tổng thể của một người. Những người mà cân nặng tập trung vào vùng giữa cơ thể hơn là vùng hông có nguy cơ cao mắc một số tình trạng sức khỏe nhất định.

Bài viết này giải thích cách tính WHR cũng như tỉ lệ WHR ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào, một người có thể cải thiện tỷ số này bằng cách nào và họ nên cân nhắc điều gì khác.

Cách tính tỷ số eo-hông

 Để tính WHR, cần phải đo cả chu vi vòng eo và hông

Cách đo chu vi vòng eo: đứng thẳng và thở ra, sau đó đo vòng eo ngay phía trên rốn bằng thước dây. Đây là nơi nhỏ nhất của bụng.

Cách đo chu vi hông: đứng thẳng và quấn thước dây xung quanh phần rộng nhất của hông.

Lưu ý: Đọc số đo tại nơi mà hai đầu thước chồng lên nhau và  không kéo thước dây quá chặt. Các phép đo có thể được ghi lại bằng centimet (cm) hoặc inch (in) đều không ảnh hưởng đến tỷ số.

Sau đó lấy chu vi vòng eo chia cho số đo chu vi hông.

Ví dụ, nếu chu vi vòng eo của một người là 80 cm (31,5 in) và chu vi hông của họ là 90 cm (35,5 in) thì tỷ số WHR của họ là:

80 ÷ 90 = 0,89 cm (31,5 ÷ 35,5 = 0,89 in)

Giá trị của người khỏe mạnh bình thường

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), WHR trên 1.0 có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thừa cân, bao gồm bệnh tim và bệnh tiểu đường typ 2.

Đây là một chỉ số giúp đánh giá thừa cân ngay cả khi các chỉ số khác, ví dụ như chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức bình thường.

WHO cho rằng WHR khỏe mạnh là:

• 0,85 trở xuống đối với phụ nữ

• 0.9 hoặc nhỏ hơn cho nam giới

Biểu đồ dưới đây cho thấy cách WHO phân loại nguy cơ mắc các bệnh lý do cân nặng theo tỷ số WHR:

  • Nguy cơ thấp: dưới 0.95 ở nam, dưới 0.80 ở nữ
  • Nguy cơ trung bình: nam giới từ 0.96 đến 1.0, nữ giới từ 0.81 đến 0.85
  • Nguy cơ cao: nam giới trên 1.0 và nữ giới trên 0.86

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Nghiên cứu cho thấy những người "hình quả táo" có nguy cơ cao hơn mắc một số tình trạng sức khỏe nhất định so với những người "hình quả lê" (khi hông lớn hơn thân trên).

Các tình trạng sức khỏe này bao gồm:

Bệnh tim mạch: Một nghiên cứu cho thấy béo bụng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư. Một nghiên cứu khác cho thấy WHR dự đoán nguy cơ mắc các bệnh tim mạch hiệu quả hơn BMI hoặc chu vi vòng eo và  là một chỉ số tốt hơn chu vi vòng eo trong đánh giá nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.

• Bệnh tiểu đường typ 2: Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy rằng chu vi vòng eo tăng lên có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường typ 2.

• Khả năng sinh sản: Một nghiên cứu năm 2002 cho thấy rằng phụ nữ có WHR trên 0,80 có tỷ lệ mang thai thấp hơn so với những người có WHR thấp hơn, cho dù chỉ số BMI của họ có ở mức nào đi chăng nữa.

WHR cũng giúp chỉ ra khả năng một người mắc một số tình trạng sức khỏe nhất định; nó cũng có thể được sử dụng để phát hiện béo phì. Theo WHO:

• WHR trên 0,85 là béo phì ở phụ nữ

• WHR trên 0,90 là béo phì ở nam giới

Cách cải thiện

Nếu một người có WHR cao và vòng eo quá khổ luôn là mối lo lắng về những nguy cơ sức khỏe liên quan. Để giảm thiểu những rủi ro này, tốt nhất hãy nên giảm cân.

Cách tốt nhất để giảm cân là nạp calo vào ít hơn lượng được đốt cháy. Một chế độ ăn lành mạnh, giảm lượng phần ăn, và tập thể dục vài ngày một tuần sẽ là một khởi đầu tốt. Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy chế độ ăn nhiều trái cây và sữa và hạn chế bánh mì trắng, thịt chế biến sẵn, bơ thực vật và nước ngọt có thể giúp giảm mỡ bụng.

Cân nhắc

WHR là một chỉ số hữu ích để đánh giá  tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên nếu đo không  không chính xác hoặc tính toán sai có thể ảnh hưởng đến kết luận về sức khỏe. Ngoài ra, nếu ai đó có chỉ số BMI cao hoặc chiều cao thấp hơn 152,4 cm thì WHR có thể ít có ý nghĩa.

Điều quan trọng cần lưu ý là WHR không được sử dụng để đánh giá sức khỏe trẻ em mà chỉ nên được sử dụng cho người lớn.

Phần kết luận

Đo WHR của một người là một cách tiện lợi để:

• Đánh giá nhanh sức khỏe tổng quát

• Mức độ béo phì

• Nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới cân nặng

Tuy nhiên, bởi vì có thể WHR được tính không chính xác, cho nên không nên dựa hoàn toàn vào chỉ số này để phát hiện béo phì hoặc nguy cơ sức khỏe.

Hãy nói chuyện với bác sĩ về cân nặng và bất kỳ nguy cơ sức khỏe nào có liên quan luôn là cách tốt nhất để có được bức tranh sức khỏe hoàn chỉnh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tỉ lệ eo - hông, chỉ số của sức khỏe

CTV Lưu Cảnh Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Medicalnewstoday
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm