1. Xét nghiệm gan: Đứng trước một chiếc gương lớn có thể soi toàn bộ cơ thể. Nếu bạn nhìn thấy lớp mỡ phía trên eo, đó chính là chất béo nội tạng bao quanh gan, cản trở gan hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, những dấu hiệu như vàng mắt, bọng mắt cũng cảnh báo gan có thể có vấn đề.
2. Vấn đề thính giác: Hãy thử lắng nghe mọi người nói chuyện từ khoảng cách 4-6 m. Nếu bạn không thể nghe họ nói gì, bạn nên đi kiểm tra. Lưu ý rằng bạn không nên thực hiện phương pháp này ở những nơi đông đúc có tiếng ồn lớn.
3. Kiểm tra thị lực: Trước tiên, bạn nhìn vào khung cửa sổ trong 30 giây rồi nhắm mắt lại. Sau đó mở mắt trái, nhắm lại rồi mở mắt phải. Nếu hình ảnh bạn nhìn thấy bị mờ và các đường thẳng của cửa sổ không song song với nhau, đó có thể là dấu hiệu của thoái hóa điểm vàng hoặc suy giảm thị lực. Bạn cũng có thể thực hiện một thử nghiệm khác trong bãi đỗ xe. Khi vừa bước xuống xe, bạn thử đọc biển số của một xe nào đó cách xa khoảng 19 m. Nếu không thể, bạn nên đi kiểm tra mắt sớm.
4. Xương: Kiểm tra móng tay sẽ cho bạn biết nhiều về tình trạng sức khỏe. Nếu móng tay có gợn sóng, gồ ghề hoặc xuất hiện đốm trắng, nó có thể là dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin B, sắt hoặc nguy cơ loãng xương cao.
5. Hệ hô hấp. Cách thực hiện: Phương pháp này gọi là Shtange và bạn cần một đồng hồ bấm giờ để đo. Đầu tiên hãy đứng thẳng và kiểm tra nhịp tim trong 30 giây. Sau đó ngồi xuống và hít 3 hơi liên tục mà không thở ra. Kết quả: Nếu bạn giữ hơi được 40-49 giây, hệ hô hấp hoạt động bình thường. Ít hơn 40 giây là hệ hô hấp kém và trên 50 giây, hệ hô hấp thực sự rất khỏe mạnh. Tiếp theo, bạn so sánh nhịp tim 30 giây trước và sau khi hít thở. Nếu có kết quả tương đương (1-2 nhịp) là bình thường, nếu chênh lệch quá lớn, hệ tuần hoàn của bạn bị thiếu oxy.
6. Kiểm tra cột sống: Bạn cần sử dụng 2 cái cân điện tử và đặt mỗi chân lên một cái cân. Bạn nên đứng thẳng và phân bố cân nặng đều cho cả 2 bên. Nếu số cân nặng khác nhau quá nhiều, nó có thể là dấu hiệu xương hông, cột sống và đầu đang bị lệch tâm. Lúc này, bạn nên đi khám để thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
7. Não bộ: Bạn cần có một tờ giấy trắng, bút đánh dấu hoặc bút chì và sự giúp đỡ của một người bạn. Hãy vẽ một chiếc đồng hồ và yêu cầu người kia nói giờ và phút để bạn vẽ đúng thời điểm đó. Thử nghiệm này huy động nhiều quá trình diễn ra trong não bộ. Các bộ phận của não chịu trách nhiệm chuyển động cánh tay, không gian và nhận thức thị giác hoạt động hiệu quả nhất. Những người không thể vẽ đồng hồ hoặc kim giờ, kim phút có dấu hiệu mất trí nhớ sớm.
8. Hệ thống nội tiết: Một trong những chỉ số sức khỏe chính là kích thước vòng eo của bạn. Lấy một chiếc thước dây và đo vòng eo của bạn ở điểm cách rốn khoảng 2,54 cm. Kích thước vòng eo là bình thường nếu không vượt quá 86,36 cm ở phụ nữ và 101,6 cm ở nam giới. Những người có vòng eo quá kích thước trên dễ mắc bệnh tiểu đường loại 2 gấp 5 lần người bình thường.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về việc tự khám vú
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.