7 bài kiểm tra đơn giản đánh giá sức khỏe của bạn ngay tại nhà
Kiểm tra sức khỏe một cách nhanh chóng qua 7 bài test đơn giản
Kiểm tra thị lực
Thử nghiệm này cần được thực hiện trong một phòng có ánh sáng tốt. Đặt hình ảnh trên cách mắt 25 - 40 cm. Giữ thẳng đầu và không liếc mắt. Sau đó che mắt bằng 1 tay và nhìn điểm đen trong ảnh trong vòng 10 giây, làm tương tự với mắt kia.
Nếu tất cả các đường kẻ đều hiện lên, không bị biến dạng, không có vết cắt hoặc các đốm xám, nghĩa là võng mạc của bạn hoàn toàn khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn thấy được một phần hình ảnh hoặc hình ảnh bị bẻ cong thì nên đi khám mắt ngay.
Với thử nghiệm này có thể giúp bạn xác định được triệu chứng thoái hóa điểm vàng, một tình trạng khiến mắt nhận biết độ sắc nét, màu sắc và độ rõ của hình ảnh kém. Thường thì căn bệnh này xuất hiện ở những người trên 50 tuổi và có thể gây mù lòa hoàn toàn.
Thử sức chịu đựng
Người cao tuổi và những người mắc một số bệnh tim mạch được khuyến cáo không nên tập thể dục cường độ cao. Bởi vậy trước khi quyết định thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất nào, bạn có thể thực hiện bài kiểm tra đơn giản sau đây để đánh giá về khả năng chịu đựng của bạn.
Để tiến hành kiểm tra, bạn tập 20 lần động tác squat (bài tập tác động đến cơ ở vùng đùi, hông và mông), rồi đếm lại nhịp mạch đập mỗi phút. Nếu số lượng nhịp đập tăng lên khoảng 25%, có nghĩa là bạn hoàn toàn khỏe mạnh. Nếu nhịp đập tăng lên khoảng 25 - 50%, nghĩa là hệ thống tim mạch của bạn đang yếu. Nếu số lượng nhịp đập tăng hơn 50%, bạn cần đến gặp bác sỹ ngay.
Đi bộ, đếm nhịp tim
Một cách kiểm tra sức khỏe tim mạch là bạn có thể leo cầu thang từ tầng 1 lên tầng 4, với tốc độ vừa phải. Nếu mạch đập khoảng 120 nhịp mỗi phút thì bạn khỏe mạnh. Nếu hơn 120 nhịp mỗi phút, hoặc bắt đầu thở hổn hển hoặc bị đau ngực, bạn nên đi gặp bác sỹ.
Ngay cả khi bạn vận động mạnh, nhịp tim cũng không được vượt quá giới hạn. Giới hạn này khác nhau ở mỗi độ tuổi. Công thức là: 220 - độ tuổi của bạn. Ví dụ: 220 - 40 = 180, có nghĩa là nhịp tim của bạn không được cao hơn 180 lần/phút.
Còn đối với người cao tuổi và những người mắc bệnh tim cần nhân với 0,5 và 0,6. Ví dụ: 220 - 60 = 160; 160 x 0,5 = 80; 160 x 0,6 = 96. Nghĩa là, nhịp tim của bạn trong khi thực hiện các bài tập thể dục nên từ 80 đến 96 nhịp mỗi phút.
Kiểm tra cột sống qua tư thế
Đứng ở tư thế tự nhiên và nhờ ai đó quan sát bạn. Nếu lưng của bạn có một đường cong hơn 45° hoặc nhiều hơn và hông của bạn đẩy ra ngoài, điều này cho thấy xương sống của bạn đang tạo thành một đường cong và có sự bất ổn.
Kiểm tra kết cấu xương vai và cột sống
Nhờ ai đó chụp cho bạn một số bức ảnh bán thân ở góc nghiêng để thực hiện bài kiểm tra này. Sử dụng thước đo (hoặc đơn giản là tưởng tượng có 1 chiếc thước) để tạo thành một đường thẳng từ xương tai đến xương vai. Nếu tạo thành đường thẳng thì không sao, nếu phần tai nhô ra phía trước so với xương vai thì bạn đang có vấn đề với tư thế của mình.
Nếu bị gù lưng, bạn nên thực hiện một số bài tập, cố gắng giữ tư thế đúng khi làm việc để có tư thế và vóc dáng đẹp.
Kiểm tra hệ hô hấp
Làm bài kiểm tra này sẽ giúp bạn đánh giá được hoạt động của hệ hô hấp, sự phân bố oxy và máu trong cơ thể.
Ngồi xuống và thở sâu vài lần. Sau đó hít một hơi thật sâu và nín thở 1 lúc. Tốt hơn là giữ mũi bằng tay. Sử dụng đồng hồ hẹn giờ để theo dõi. Kết quả bình thường đối với người khỏe mạnh là nam giới không được thấp hơn 40 giây, 30 giây đối với phụ nữ.
Sau 5 phút, hít thở sâu vài lần và sau đó giữ hơi thở trở lại bình thường. Một người khỏe mạnh có thể giữ 25 - 40 giây như thế này hoặc cao hơn đối với các vận động viên.
Vị trí đau đầu nói lên điều gì?
Nếu bạn cảm thấy đau đầu ở phía trước, điều đó có nghĩa là bạn không ngủ đủ giấc. Nếu vị trí đau nằm ở phía sau, đó là tín hiệu cho thấy bộ não đang ở mức căng thẳng cao. Tìm cách thư giãn, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn. Cuối cùng, nếu bạn bị đau ở phần đỉnh đầu, có nghĩa là bạn không cung cấp đủ thức ăn và nước.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trở thành người phụ nữ khỏe mạnh ở độ tuổi 40, 50, 60 và 70 +: Phần 1 - Sức khỏe tim mạch
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.