Dụi mắt mang lại cảm giác dễ chịu tạm thời nhưng về lâu dài dễ làm tổn thương mắt.
Lý do không nên dụi mắt
Chúng ta thường có thói quen dụi mắt khi mắt mỏi mệt, cộm ngứa hoặc thiếu ngủ. Khi bạn tác động lực day ấn mắt, việc làm này kích thích các tuyến lệ tiết ra nước mắt, giúp làm trơn nhãn cầu, giảm hiện tượng khô hoặc tống các chất gây dị ứng ra khỏi mắt.
Ngoài ra, dụi mắt còn kích thích phản xạ mắt – tim, gửi tín hiệu dọc theo tủy sống tới tim, giúp làm dịu tâm trạng căng thẳng, hạ nhịp tim và huyết áp. Đây là lý do nhiều người vô thức dụi mắt mỗi khi stress, lo âu.
Tuy nhiên, chuyên gia nhãn khoa Weston Tuten – hệ thống Cleveland Clinic (Mỹ), hành động này rất nguy hại với nhãn cầu và vùng da mỏng manh quanh mắt. Nguy cơ nhiễm trùng tăng cao khi bạn không rửa tay sạch trước khi đưa tay lên mắt. Một số vấn đề có thể xảy ra khi bạn dụi mắt quá thường xuyên gồm:
Dị ứng nghiêm trọng hơn
Dụi mắt thường xuyên khiến các chất dị ứng đi sâu vào mắt, khiến mắt thêm sưng đỏ.
Các chất gây dị ứng như khói, bụi chẳng may rơi vào mắt là nguyên nhân phổ biến khiến bạn dụi mắt. Theo BS. Tuten, hành động này có thể phản tác dụng, khiến bụi bẩn bám trên tay dây vào mắt thêm. Càng dụi càng khiến mắt sưng, đỏ và kích ứng hơn.
Ảnh hưởng tới giác mạc
Giác mạc hay lòng đen của mắt có nhiệm vụ bảo vệ nhãn cầu, đồng thời kiểm soát và hội tụ ánh sáng đi vào mắt. Khi dụi mắt, móng tay có thể chẳng may chà xát giác mạc, gây trầy xước bộ phận quan trọng này.
Đưa tay dụi mắt dễ làm xáo trộn hàng mi, khiến một số sợi rơi hoặc đâm vào mắt. Về lâu dài, thói quen này dễ khiến giác mạc yếu đi, thậm chí gây bệnh giác mạc hình chóp, suy giảm thị lực.
Một số bệnh lý gây ra triệu chứng dụi mắt không kiểm soát như: Dị ứng mạn tính, cận thị, chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế hoặc hội chứng Down.
Rách võng mạc
Võng mạc (đáy mắt) là lớp màng thần kinh ở phía trong cùng của nhãn cầu, có nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng từ giác mạc và thủy tinh thể hội tụ lại. Người có thói quen dụi mắt mạnh và quá thường xuyên, hiện tượng rách, bong võng mạc có thể xảy ra. Khi đó, chúng không thể tự liền lại như cũ mà cần phẫu thuật, can thiệp chuyên khoa.
Viêm kết mạc và các bệnh truyền nhiễm khác
Bàn tay của bạn tiếp xúc với vô vàn mầm bệnh trong suốt ngày dài. Khi bạn đưa tay lên dụi mắt, vi khuẩn, virus có cơ hội tấn công “cửa sổ tâm hồn”, gây ra hàng loạt vấn đề như: Viêm kết mạc hay đau mắt đỏ; Viêm bờ mi; Lẹo; Viêm nội nhãn…
Làm thế nào để bỏ thói quen dụi mắt?
Làm dịu cảm giác ngứa ngáy, cộm mắt với dung dịch nhỏ mắt phù hợp.
Dụi mắt là hành vi bạn thường thực hiện vô thức, tuy nhiên, bạn có thể cố gắng kiểm soát thói quen này để bảo vệ đôi mắt của mình. Khi mắt có dấu hiệu cộm ngứa, khó chịu, BS Tuten gợi ý dùng dung dịch nhỏ mắt, nước mắt nhân tạo phù hợp, hoặc dùng khăn mát chườm lên mắt.
Người bị ngứa mắt do dị ứng, mắc chứng khô mắt cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Trong phòng ngủ hoặc văn phòng làm việc, bạn có thể lắp đặt thiết bị tạo độ ẩm để mắt không bị khô.
Trong trường hợp mắt mỏi mệt, bạn nên hạn chế tập trung nhìn quá lâu vào sách, chơi game hoặc các thiết bị màn hình. Một quy tắc đơn giản giúp bạn cho mắt nghỉ ngơi là: Mỗi 20 phút tiếp xúc với màn hình điện thoại, bạn nên dừng lại và nhìn ra một điểm cách xa khoảng 20 feet (tương đương 6m) trong vòng 20 giây.
Trước khi đi ngủ, bạn nên thay trang phục, tắm gội sạch, kết hợp thay ga giường đều đặn. Các biện pháp này giúp giảm các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông thú cưng, bụi… ảnh hưởng tới mắt. Khi ra ngoài trời nắng gắt, bạn nên bảo vệ mắt bằng cách đeo kính râm chất lượng cao.
Trong trường hợp bạn liên tục muốn dụi mắt và không thể kiểm soát hành vi này, hãy thử đeo găng tay, hoặc luôn cầm các loại đồ chơi nhỏ gọn giúp xả stress để tay không “nhàn rỗi”.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mối nguy hiểm khi dụi mắt.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.
Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.
Ngải cứu là loại rau cũng như phương thuốc được dùng phổ biến trong đời sống người dân. Mặc dù ngải cứu đã được sử dụng nhiều trong y học phương Đông với nhiều công dụng tuyệt vời trong suốt chiều dài lịch sử, tuy nhiên y học hiện đại chưa chứng minh được tất cả những lợi ích cổ truyền của ngải cứu. Cùng tìm hiểu về loại cây này qua bài viết sau đây!