Hormone tuyến giáp của bạn
Cơ thể bạn chứa nhiều loại hormone khác nhau, các hormone này cần được duy trì ở mức cân bằng. Quá nhiều hay quá ít có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn hoạt động và gây ra các triệu chứng khó chịu cũng như có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn.
Hormone tuyến giáp chịu trách nhiệm hỗ trợ một số chức năng khá quan trọng, bao gồm:
Có 3 loại hormone tuyến giáp chính là: thyroxine (T4), triiodothyronine T3 và T3 đảo ngược (rT3), được tạo ra trong tuyến yên, một tuyến có kích thước bằng hạt đậu được tìm thấy trong não của bạn.
Suy giáp
Suy giáp là khi cơ thể không sản xuất đủ các hormone để thực hiện các chức năng cần thiết. Bệnh phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới, có thể di truyền, có khả năng mắc khi bạn có tiền sử bị bướu cổ (tuyến giáp phì đại) hoặc mang thai trong 6 tháng qua. Các tình trạng sức khoẻ mạn tính khác như lupus và viêm khớp dạng thấp, cũng khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh suy giáp cao hơn.
Các triệu chứng của suy giáp:
Bạn không thể tự chẩn đoán suy giáp. Bạn cần xét nghiệm máu theo chỉ định của bác sĩ. Phương pháp điều trị chính cho bệnh này là liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp, do bác sĩ kê đơn và điều chỉnh phụ thuộc vào mỗi người.
Đọc thêm bài viết: Chế độ ăn dành cho người bị suy giáp
Chế độ ăn cho người bị suy giáp
Không có bằng chứng nào chứng minh rằng bất kỳ chế độ ăn kiêng, thực phẩm hoặc chất bổ sung nào có thể giúp cơ thể bạn sản xuất nhiều hormone hơn. Sau khi bạn bắt đầu bổ sung hormone thay thế do bác sĩ chỉ định, nhiều triệu chứng sẽ biến mất, bao gồm cả các vấn đề bạn gặp phải về cân nặng. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi với vấn đề về cân nặng, bạn có thể thực hiện một số điều chỉnh trong chế độ ăn uống và thói quen tập thể dục của mình.
Bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống của mình những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như đậu và đậu Hà Lan, trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt gia cầm, chất béo, dầu lành mạnh. Bạn nên tránh các thực phẩm chế biến, carbohydrate đơn giản (như bánh mì trắng và đồ ăn nhẹ) và chất béo bão hoà, chất béo chuyển hoá không tốt cho sức khoẻ. Bởi những loại thực phẩm này cung cấp rất ít giá trị dinh dưỡng và chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng hơn như bệnh tim.
Chế độ ăn phòng ngừa bệnh suy giáp
Mặc đù không có chế độ ăn đặc biệt cho bệnh suy giáp, nhưng bạn cần cẩn thận với một số lựa chọn chế độ ăn uống khi dùng hormone tuyến giáp theo toa. Bạn nên hạn chế ăn thực phẩm từ đậu nành khi dùng thuốc điều trị hormone tuyến giáp vì chúng có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ hormone. Một số loại thực phẩm từ đậu nành gồm:
Không nên dùng thuốc nội tiết tố tuyến giáp với quả óc chó và thực phẩm giàu chất xơ. Đối với thuốc điều trị suy giáp, có thể thêm quả óc chó và thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống của mình nhưng phải đợi vài giờ sau khi uống thuốc rồi mới ăn những thực phẩm này. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh dùng sắn và một số rau họ cải khi bị suy giáp, cụ thể là bắp cải, bông cải xanh, cải ngọt, cải xoăn.
Đọc thêm bài viết: Chế độ ăn và bệnh tuyến giáp
Các loại thực phẩm tốt cho tuyến giáp
Cơ thể bạn cần một khoáng chất gọi là i-ốt để tạo ra các hormone tuyến giáp. Nếu thiếu i-ốt có thể làm tăng nguy cơ phát triển bướu cổ và suy giáp. I-ốt có trong các loại thực phẩm như cá, sữa, trái cây, rau quả, muối i-ốt. Tuy nhiên, bạn nên thận trọng, không nên nạp quá nhiều i-ốt.
Selen cũng là một khoáng chất vi lượng cần thiết cho việc sản xuất hormone tuyến giáp, tuy nhiên không nên dùng quá 200 microgam. Selen có trong các loại thực phẩm như cá ngừ, tôm, phô mai, gạo lứt, trứng. Tốt nhất là bạn nên đi gặp bác sĩ trước khi bổ sung bất kỳ chất nào vào chế độ ăn của mình.
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0935 18 3939 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.
Nước ta tuy là nước có khí hậu nhiệt đới, có nhiều ánh sáng mặt trời nhưng còi xương vẫn là một bệnh khá phổ biến. Bên cạnh đó, chế độ ăn chưa đúng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ còi xương.
Chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ là yếu tố quan trọng với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho con, bà bầu nên hạn chế, kiêng ăn những thực phẩm, đồ uống có nguy cơ ngộ độc cao, gây hại cho sức khỏe.