Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sushi và Sashimi liệu có liên quan gì đến các bệnh truyền nhiễm?

Gỏi cá, ăn cá sống là đặc sản ở một số khu vực trên thế giới. Tuy nhiên món ăn này cũng để lại nhiều nguy cơ mắc bệnh đường ruột, tiêu hóa

Sushi là một món ăn truyền thống ở Nhật Bản và được rất nhiều người Mỹ yêu thích. Sashimi-một dạng cá thái lát mỏng thường được ăn sống với nhiều loại nước sốt (wasabi hoặc xì dầu) cũng rất phổ biến trong văn hóa ẩm thực ngày nay.

Không giống như sashimi, sushi không nhất định phải chứa cả cá sống. Thực tế, sushi chỉ đơn giản dùng để mô tả món ăn được cuộn tròn nhỏ có hương vị giấm với gạo đã nấu chín bên trong. Sau đó những viên này được bọc lại bằng tảo biển, trang trí với rau, trứng, cá sống, cá chín cũng như nhiều loại thức ăn khác.

Được biết đến với cá sống, vì vậy khi ăn sushi hoặc sashimi việc chúng ta cần quan tâm là những nguy cơ về sức khỏe, ví dụ như những bệnh có thể gây ra bởi vi khuẩn hoặc kí sinh trùng.

Giun ký sinh Anisakiasis

Nhiễm trùng ở người do Anisakiasis và các dạng kí sinh trùng khác hoặc giun tròn có thể gây ra do ăn cá sống hoặc gỏi cá.

Nuốt phải dạng kí sinh trùng nhỏ này có thể dẫn đến đau bụng dữ dội, buồn nôn và có thể nôn trong vòng vài giờ sau ăn. Thâm chí kinh khủng hơn, nếu giun không bị ho hoặc nôn ra có thể thâm nhập vào thành ruột của bạn và gây ra phản ứng miễn dịch cục bộ.

Nếu điều này xảy ra, giun cuối cùng cũng sẽ chết và loại bỏ khỏi đường ruột. Tuy nhiên ở các trường hợp nặng, cần phải loại bỏ giun ra ngoài bằng các phẫu thuật cần sử dụng giảm đau.

Các loài vibro

Tiêu thụ các loại cá, động vật có vỏ sống hoặc chưa chín, đặc biệt là sò có liên quan đến loài vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Nhiễm trùng do vi khuẩn này có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy (có thể lẫn máu), đau bụng, nôn, buồn nôn, nhức đầu, sốt, ớn lạnh. Nhiễm trùng có thể trở nên nghiêm trọng ở những người suy giảm miễn dịch.

Một dạng Vibrio khác-Vibrio vulnificus được tìm thấy ở hàu, trai và cua. Ở những người khỏe mạnh, tiêu thụ loại vi khuẩn này có thể gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, cúm. Tuy nhiên đối với những người có bệnh về gan mật, suy giảm miễn dịch, loại vi khuẩn này có thể đi vào máu, gây ra nhiễm khuẩn cho toàn bộ cơ thể đe dọa đến tính mạng.

Ngoài ra, các loài vibrio có thể gây nhiễm trùng vết thương thông qua các vết loét tiếp xúc với nguồn nước có chứa vi khuẩn. Ví dụ như ở khu vực đồ đã loại bỏ sau khi mở hàu ở trên thuyền. Cũng giống như các bệnh đường tiêu hóa, những loại nhiễm trùng này đều nghiêm trọng ở những người bị suy giảm hệ miễn dịch.

Các nhiễm trùng khác có thể liên quan đến việc tiêu thụ sushi

Ngoài hai dạng bệnh ở trên, có thêm một số bệnh nhiễm trùng khác liên quan đến sushi và sashimi.

Listeriosis

Listeriosis là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Listeria monocytogenes gây ra. Vi khuẩn này có thể được tìm thấy trong hải sản sống và một số loại thực phẩm khác chẳn hạn như sữa không tiệt trùng, rau, mầm sống.

Phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh (vi khuẩn có thể đi qua nhau thai), người già và những người có hệ miễn dịch suy yếu là những đối tượng có nguy cơ phát triển listeriosis nhiều nhất.

Ở những người không mang bầu, listeriosis có thể gây ra các triệu chứng nhẹ như cúm và tiêu chảy. Các triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn nếu nhiễm trùng đã lan đến hệ thần kinh. Ở phụ nữ mang thai, bệnh listeriosis có thể dẫn đến sảy thai, thai chết, sinh non hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh.

Salmonella

Nhiễm trùng salmonella gây ra các triệu chứng tiêu chảy, sốt và đau bụng, thường bắt đầu trong vòng một đến ba ngày sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Người già, trẻ sơ sinh và những người có hệ miễn dịch kém có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn, đôi khi phải nhập viện.

Bacillus Cereus

Bacillus Cereus là một loại bệnh khác do thực phẩm có liên quan đến sushi, đặc biệt là do nó liên quan đến ăn các loại gạo nhiễm khuẩn kèm các thức ăn như cá, rau, thịt, sữa. Có hai dạng của Bacillus Cereus là dạng tiêu chảy và dạng nôn. Dạng nôn thường liên quan đến  tiêu thụ gạo nhiễm khuẩn.

Xử lý thực phẩm bị ô nhiễm

Nếu người chế biến thực phẩm không xử lý vệ sinh tốt, các bệnh nhiễm trùng khác có thể lây lan và gây bệnh cho người tiêu thụ chúng.

Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại: Sai lầm khi chế biến và bảo quản thực phẩm

Ths.Lê Thanh Hà - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywellhealth
Bình luận
Tin mới
  • 25/06/2025

    Các bệnh về da mùa nắng nóng: Cách phòng tránh và điều trị

    Mùa hè với thời tiết nắng nóng gay gắt không chỉ mang lại cảm giác khó chịu mà còn tạo điều kiện cho các vấn đề về da bùng phát.

  • 24/06/2025

    Bạn có thể diệt hoặc loại bỏ chấy bằng muối không?

    Chấy là loài côn trùng ký sinh không có cánh, hút máu người và thường được tìm thấy trong tóc và da đầu. Chấy rất phổ biến và lây lan qua tiếp xúc đầu với đầu hoặc dùng chung mũ, bàn chải hoặc lược. Tại Hoa kỳ có tới 12 triệu ca nhiễm chấy mỗi năm. Chấy cái trưởng thành đẻ trứng dính trên thân tóc; trứng nhỏ khó phát hiện, khó loại bỏ. Có một số biện pháp loại bỏ chấy, nhưng dùng muối không phải là biện pháp hiệu quả diệt chấy hoặc trứng chấy.

  • 24/06/2025

    Vì sao trẻ nhỏ và người cao tuổi cần bổ sung vitamin D3 và K2 ở dạng hấp thu cao?

    Trẻ nhỏ và người cao tuổi là 2 nhóm đối tượng cần thận trọng khi sử dụng thuốc và chế phẩm bổ sung, do chức năng hấp thu, chuyển hóa của hệ tiêu hóa cũng như chức năng thải độc (của gan, thận) chưa hoàn thiện hoặc đã suy giảm và rất dễ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc.

  • 23/06/2025

    Khi nào cần thay đổi phác đồ điều trị bệnh vảy nến

    Chưa có phương pháp đặc hiệu điều trị khỏi bệnh vẩy nến. Một số phương pháp điều trị mới có thể bao gồm làm sạch da tốt hơn, ít tác dụng phụ hơn và tiết kiệm tiền.

  • 23/06/2025

    Độ tinh khiết của nguyên liệu – Yếu tố chìa khóa quyết định hiệu quả của vi chất dinh dưỡng

    Trong ngành dược phẩm và thực phẩm bổ sung, chất lượng nguyên liệu ban đầu để sản xuất các vi chất dinh dưỡng mặc dù có hàm lượng rất nhỏ nhưng đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo hiệu quả và độ an toàn của sản phẩm. Một trong những tiêu chí cốt lõi để đánh giá chất lượng nguyên liệu là độ tinh khiết – tức mức độ hoạt chất có lợi so với các tạp chất không mong muốn. Vitamin K2 (MK-7) và vitamin D3 là những vi chất như vậy, chỉ một sai lệch nhỏ về độ tinh khiết cũng có thể làm giảm tác dụng sinh học hoặc gây nguy cơ tích lũy độc tính.

  • 22/06/2025

    Tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ mất trí nhớ

    Tập thể dục không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ não bộ khỏi nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục thường xuyên có thể giúp cải thiện chức năng não và giảm nguy cơ suy giảm nhận thức.

  • 21/06/2025

    Hội thảo chuyên đề Vitamin K2 & D3: Hiệu quả từ nguyên liệu, công nghệ sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng

    Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2025 – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty Cổ phần Dược phẩm An Minh đã tổ chức thành công hội thảo chuyên đề: “Vitamin K2 & D3 – Hiệu quả từ nguyên liệu, công nghệ sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng”.

  • 21/06/2025

    Lẹo mắt có liên quan đến căng thẳng không?

    Lẹo mắt có thể phát triển khi tuyến dầu trong mi mắt bị nhiễm khuẩn. Căng thẳng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và căng thẳng có thể có liên quan đến tình trạng lẹo mắt

Xem thêm