Thịt sống: Thịt hay cá sống chưa dùng đến cần được bảo quản ở ngăn đông càng sớm càng tốt, điều này sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi, đảm bảo an toàn cho người dùng. Khi sử dụng, bạn không nên rã đông ở nhiệt độ phòng mà nên có kế hoạch trước và để cho thịt, cá tan băng ở ngăn mát của tủ lạnh.
Đặc biệt, bạn có thể sử dụng các loại tủ có tính năng cấp đông mềm để bảo quản các loại thịt cá cần sử dụng trong thời gian ngắn. Khi để ở -1 độ C, thực phẩm sẽ có một lớp băng mỏng bên ngoài, không bị đông đá bên trong, nhờ đó người dùng có thể thái cắt dễ dàng mà không tốn nhiều công sức rã đông, giúp giảm thiểu đáng kể thời gian và quy trình chuẩn bị bữa ăn.
Hải sản: Các loại thủy hải sản như cá, tôm, cua... cần được bảo quản lạnh ngay lập tức nếu bạn không chế biến ngay sau khi đem về. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc đông đá hải sản sẽ không giữ được trọn vẹn hương vị. Bạn có thể sử dụng ngăn đông mềm -1 độ C để bảo quản hải sản chưa ăn tới, giúp giữ đồ ăn tươi ngon mà không bị đóng đá và mất đi vị nguyên bản.
Rau củ: Rau là loại thực phẩm rất dễ hỏng nếu không bảo quản đúng cách, đặc biệt là các loại rau ăn lá. Bạn nên phân loại rau, để chúng trong túi đựng đã được chọc thủng vài lỗ để thoáng khí. Nếu thấy rau quá bẩn, bạn có thể rửa sạch, để khô nước (thấm bằng giấy ăn) trước khi cho vào tủ.
Đồng thời, với các loại rau để trong tủ lạnh, bạn nên tránh “nhồi nhét” quá chặt. Điều này khiến rau nhanh hỏng. Hãy để các loại rau củ nặng hơn như cà rốt, su hào, bắp cải... xuống dưới, sau đó để các loại rau ăn lá lên trên.
Hoa quả: Điều đầu tiên bạn cần nhớ là không nên xếp lẫn các loại hoa quả với nhau. Hãy tách chúng ra và để vào từng túi riêng có lỗ thông khí. Một số loại quả khi chín tạo ra khí ethylene như bơ, chuối, đào... sẽ làm các loại quả khác nhanh hỏng hơn.
Các loại quả mọng và mềm như anh đào, dâu, hồng chín... rất dễ hỏng. Do đó, bạn cần đảm bảo chúng không bị dính nước, loại bỏ các quả đã bị dập trước khi cho vào tủ. Các loại quả này cũng nên được để lên trên những loại quả cứng hơn.
Nấm: Bạn không nên rửa nấm trước khi để trong tủ lạnh. Tốt nhất là để chúng trong các túi chân không như lúc mua và chú ý sử dụng loại thực phẩm này trước.
Trứng: Nhiều người có thói quen để trứng ở cánh cửa tủ lạnh. Trên thực tế, bạn nên để trứng ở các ngăn chính để có thể duy trì nhiệt độ ổn định, giúp trứng tươi lâu hơn. Ngoài ra, trứng nên được giữ trong các hộp đóng gói ban đầu để giảm nguy cơ bị vỡ.
Sữa thanh trùng: Sữa thanh trùng có thời hạn ngắn và dễ hỏng hơn các loại sữa tươi đóng hộp khác. Do đó, loại thực phẩm này nên được bảo quản ở ngăn chính tủ lạnh thay vì ở cánh cửa, nơi nhiệt độ không ổn định. Đồng thời, bạn cũng cần cho ngay sữa vào tủ lạnh khi đem về từ siêu thị, cửa hàng, không để ở nhiệt độ phòng quá lâu.
Chọn tủ lạnh chia ngăn hợp lý: Một chiếc tủ lạnh chia ngăn hợp lý sẽ giúp bạn sắp xếp và bảo quản thực phẩm dễ dàng hơn. Bạn nên sử dụng các ngăn cố định như ngăn đựng thịt cá đông mềm, ngăn đựng rau củ, ngăn đựng hoa quả, khay đựng đồ gia vị... để tối ưu hóa diện tích và công năng sử dụng của ngăn tủ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tủ lạnh và bảo quản thực phẩm an toàn
Mùa hè năm nay được dự báo nắng nóng gay gắt nên thực phẩm giải nhiệt, bảo vệ sức khỏe càng được người dân ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, người dân cần nhận thức đúng để đưa ra lựa chọn chính xác
Dứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.
Đầu bạn đang đau nhức, bạn bị ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, khó thở, rồi khứu giác và vị giác cũng rối loạn. Đây là những dấu hiệu phổ biến của cảm cúm, dị ứng thời tiết, viêm xoang. Một số thực phẩm có thể giúp bạn giảm các triệu chứng này !
Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.
Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.
Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, tuy vậy, việc dùng kháng sinh ở trẻ em phải được xem xét cẩn thận và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn. Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ, bao gồm kháng kháng sinh, rối loạn tiêu hoá và các vấn đề sức khoẻ lâu dài khác.
Giai đoạn từ 6 đến 15 tuổi là thời kỳ vàng phát triển thể chất, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao, và hoàn thiện trí tuệ. Giai đoạn này cũng là cơ hội cuối cùng bù lại những thiếu hụt về chiều cao của giai đoạn trước, chuẩn bị cơ sở phát triển vượt trội vào thời điểm dậy thì. Trong chế độ ăn của lứa tuổi này, sữa và các chế phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng như một thực phẩm tốt cung cấp các vitamin, khoáng chất và protein quý cho quá trình phát triển.
Chế độ ăn uống không phải là phương pháp điều trị chính cho hội chứng ống cổ chân nhưng nó có thể giúp giảm viêm, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi.