Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sức khỏe tim mạch của phụ nữ độ tuổi 20, 30, 40, 50 và 60

Hãy làm tất cả những gì để giữ gìn sức khỏe trái tim và có một cuộc sống khỏe mạnh với những hướng dẫn dưới đây.

Cứ mỗi phút lại có một phụ nữ chết vì bệnh tim. Nguy cơ gia tăng theo độ tuổi, nhưng đừng đợi đến khi bạn nhiều tuổi hơn mới bắt đầu quan tâm đến sức khỏe tim mạch của bạn. Những gì bạn lựa chọn khi còn trẻ có thể thực sự tác động tới sức khỏe và việc mắc những căn bệnh mãn tính hay không ở nửa còn lại của cuộc đời.

Ngăn ngừa chính là chìa khóa. Bạn bắt đầu càng sớm những bước để giảm thiều nguy cơ mắc các bệnh tim thì hệ thống tim mạch của bạn càng khỏe mạnh và hoạt động được lâu dài.

Hãy xem xét điều này: 80% bệnh tim có thể phòng ngừa được, theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ. Vậy bạn có thể làm gì để đánh bại kẻ giết người số một này? Hãy thực hiện theo hướng dẫn hàng thập kỉ qua để giữ cho trái tim bạn khỏe mạnh.

Ở độ tuổi 20 và 30: xây dựng nền tảng cho một sức khỏe tốt

Chuyện gì đang diễn ra?

Trong suốt độ tuổi sinh sản, bạn ít có khả năng hình thành các mảng bám cholesterol trên động mạch, nhờ vào nguồn estrogen dồi dào. Loại hoocmon mạnh mẽ này giúp giữ cho động mạch mềm dẻo và lượng cholesterol trong máu thấp.

Tuy nhiên, nếu trong suốt thai kỳ bạn bị tăng huyết áp, tiền sản giật (huyết áp cao do thai kỳ gây ra) tiểu đường thai kỳ (tiểu đường liên quan đến thai kỳ), hoặc nếu bạn sinh con non (trước 37 tuần) thì sau đó bạn sẽ bị tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch về sau này.

Một nghiên cứu đã được công bố thấy rằng phụ nữ bị tiền sản giật tăng gấp 4 lần nguy cơ bị suy tim và tăng gấp đôi nguy cơ bị bệnh tim, đột quỵ và tử vong do bệnh tim mạch sau này trong cuộc sống.

Thậm chí nếu huyết áp của bạn bình thường sau thai kì, bạn vẫn tăng gấp hai lần nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch sau này. Với tiểu đường thai kì, bạn sẽ tăng gấp 7 lần nguy cơ mắc tiểu đường typ 2, điều kiện có thể tăng nguy cơ của cơn đau tim.

Việc cần làm bây giờ là gì?

  1. Gặp bác sĩ của bạn: nếu bạn bị tăng huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường thai kì hoặc sinh non, hãy gặp bác sĩ chăm sóc cho bạn ban đầu sau khi em bé của bạn ra đời (không chỉ là một bác sĩ sản-phụ khoa). Thậm chí có thể bạn cần phải gặp một bác sĩ tim mạch. Nhiệm vụ của bạn là: theo dõi các yếu tố nguy cơ bao gồm: huyết áp, đường huyết, và mức cholesterol máu.
  2. Ăn các thực phẩm chống lại bệnh tim: chế độ ăn Địa Trung Hải, chế độ mà phần lớn thực phẩm là các loại trái cây, rau củ, các loại hạt ngũ cốc, đạm nạc như cá và chất béo không bão hòa lành mạnh như dầu oliu. Vì bạn có thời gian ở bên mình nên việc phát triển các thói quen ăn uống lâu dài cho sức khỏe tim mạch ở độ tuổi 20, 30 có thể giúp cho động mạch của bạn “sạch sẽ” (không có mảng bám).
  3. Tập thể dục phù hợp: không hút thuốc và dành thời gian tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần và bài tập rèn luyện sức mạnh hai lần một tuần. Thực hiện các bước này càng sớm càng có ích cho cuộc sống sau này. Đây là khoảng thời gian bận rộn trong cuộc đời, đặc biệt nếu bạn bạn đang có gia đình và làm việc toàn thời gian, nhưng những thứ bạn làm bây giờ có thể thực sự ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn khi bạn bước vào độ tuổi 60 và 70.

Ở độ tuổi 40: hãy theo dõi các chỉ số sức khỏe của bạn

Chuyện gì đang diễn ra?

Trừ khi bạn bước vào thời kì mãn kinh ở độ tuổi 40, còn không thì nguy cơ mắc bệnh tim thường thấp trong suốt trong độ tuổi này. Tuy nhiên, nếu bạn có gia đình, có thể thậm chí là chăn sóc bố mẹ và một công việc thời hạn bận rộn, bạn rất dễ bỏ qua sức khỏe của mình.

Việc cần làm bây giờ là gì?

Kiểm tra các chỉ số thường xuyên: kiểm tra sức khỏe thường xuyên để theo dõi những chỉ số quan trọng như huyết áp, test nhanh đường máu, BMI và mức cholesterol. Nếu mức cholesterol “xấu” LDL, huyết áp hoặc những yếu tố nguy cơ khác không ở mức bình thường, hãy từng bước cải thiện chúng. Ví dụ, thay đổi chế độ ăn, tập thể dục nhiều hơn, hoặc uống thuốc để hạ huyết áp hoặc mức cholesterol nếu cần thiết.

Dưới đây là khái quát những chỉ số bạn cần nắm được và giới hạn bình thường của chúng:

  • Cholesterol toàn phần: <200 mg/dl
  • Cholesterol LDL: <100 mg/dl
  • Cholesterol “tốt” HDL: >=50 mg/dl
  • Triglycerid: 150 mg/dl
  • Huyết áp: <120/80
  • Test nhanh đường huyết: <100 mg/dl (hay <5.6 mmol/dl
  • BMI: <25 (đối với người châu Á: <23)

Nếu các chỉ số của bạn không ở mức bình thường, hãy “đẩy mạnh lối sống” bằng cách áp dụng chế độ ăn tốt cho tim và tập thể dục thường xuyên. Nếu lối sống vẫn không đủ để thay đổi, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn cách điều trị tốt hơn.

Ở độ tuổi 50: đưa sức khỏe của bạn vào vào guồng

Chuyện gì đang diễn ra?

Sau mãn kinh, nguy cơ mắc bệnh tim tăng lên. Với việc suy giảm estrogen, huyết áp có xu hướng tăng lên. Điều đó cũng diễn ra với mức cholesterol LDL và triglyceride, trong khi mức HDL có xu hướng giảm xuống, thiết lập giai đoạn cho xơ vữa động mạch làm tắc nghẽn động mạch.

Việc cần làm bây giờ là gì?

  1. Tránh các liệu pháp hoocmon: mặc dù estrogen được sản xuất tự nhiên trong buồng trứng giúp bảo vệ chống lại bệnh tim, nhưng estrogen trong thuốc có thể làm tăng nguy cơ lên cơn đau tim hoặc đột quỵ. Các liệu pháp hoocmon sau thời kì mãn kinh không làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc các bệnh mãn tính khác.
  2. Định mức nguy cơ mắc bệnh tim của bạn: Thậm chí nếu bạn cảm thấy khỏe, bạn vẫn có thể mắc bệnh tim mà không biểu hiện các triệu chứng. Mức cholesterol, huyết áp đều có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. ở Mỹ, các nhà khoa học đã đưa ra được một chương trình tính toán nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi biết các yếu tố nguy cơ. Theo đó, nguy cơ thấp nếu nó ở mức từ 5% trở xuống và bạn vẫn tiếp tục duy trì lối sống lành mạnh. Nếu nó ở mức 7.5%,  sử dụng các phương pháp điều trị dự phòng ví dụ như thuốc aspirin hoặc statin. Thuốc statin có tác dụng bào mòn mảng bám trên động mạch. Nếu bạn có nguy cơ lớn hơn 20%, điều trị phòng ngừa tích cực là phương pháp được đưa ra, bao gồm sử dụng thuốc và cải thiện lối sống.
  3. Chụp cắt lớp vi tính tim không liên tục liều thấp: Đây là phương pháp để đo các mảng vôi hóa trong động mạch. Mức canxi cao cho biết bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tim.

Ở độ tuổi 60 trở nên: hãy tiếp tục pháp huy

Chuyện gì đang diễn ra?

Nguy cơ của cơn trụy tim sẽ cao hơn trong giai đoạn này. Ở độ tuổi từ 60-79, khoảng 71% phụ nữ có bệnh tim mạch. Tin vui là bạn vẫn có năng lượng để giảm thiểu nguy cơ của cơ đau tim và đột quỵ.

Việc cần làm là gì?

  1. Tiếp tục thực hiện các lựa chọn: trái tim bạn cần lợi ích từ những hoạt động thể chất và một chế độ ăn uống tốt cho trái tim ngay lúc này hơn bao giờ hết. Bài rèn luyện sức mạnh cũng quan trọng hơn bao giờ hết. Nó giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ của bệnh tim và giữ cho xương bạn chắc khỏe. Trong thời kỳ mãn kinh, mất xương do giảm estrogen sẽ diễn ra ở hầu hết các phụ nữ. Nếu bạn vẫn chưa bắt đầu tập thể dục, hãy làm ngay bây giờ. Không có gì là quá muộn.
  2. Theo dõi các yếu tố nguy cơ: các chỉ số bạn bắt đầu theo dõi ở độ tuổi 40 – mức cholesterol, huyết áp, đường huyết, cân nặng và BMI – có thể có ý nghĩa nhiều hơn vào lúc này vì xác suất của việc đau tim sẽ lớn hơn. Hãy đi khám vì bác sỹ sẽ xây dựng phương pháp điều trị theo cá nhân hoặc kế hoạch phòng ngừa để quản lí các yếu tố nguy cơ ở độ tuổi này. Hãy theo dõi các chỉ số này thường xuyên theo lời khuyên của bác sĩ để đảm bảo những can thiệp y tế như thuốc tăng huyết áp hay statin có hiệu quả.
  3. Đừng phớt lờ những triệu chứng âm thầm: nếu bạn có những triệu chứng của bệnh tim chẳng hạn như đau thắt ngực (tức ngực, căng thẳng hoặc khó chịu ở ngực khi tập thể dục hoặc căng thẳng), hãy đến khám bác sĩ. Điều trị sớm có thể giúp ngăn chặn cơn đau tim tốt hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Suy tim sau nhồi máu cơ tim làm tăng nguy cơ mắc ung thư

CTV Nguyễn Thảo - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everydayhealth
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm