Bệnh suy tim: Tip chăm sóc sức khỏe từ các chuyên gia tim mạch
"Bệnh suy tim có thể được kiểm soát, cải thiện"
Suy tim là một bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi bệnh, tuy nhiên nếu có phương pháp điều trị phù hợp thì người bệnh có thể hoàn toàn chung sống hòa bình với căn bệnh này. Bác sỹ Gina Lundberg từ Trung tâm Tim mạch Phụ nữ Emory (Mỹ) cho biết: “Hầu hết các bệnh nhân suy tim đều có thể cải thiện tình trạng bệnh của mình, bất kể đang ở mức độ bệnh như thế nào. Tất nhiên bạn sẽ không thể có lại sức khỏe như trước, nhưng uống thuốc đều đặn, có chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với các phương pháp hỗ trợ điều trị khác sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng cuộc sống”.
"Nếu bị suy tim, bạn nên hạn chế ăn muối"
Theo bác sỹ Shaline Rao - Đại học New York (Mỹ), các món ăn nhiều muối không tốt cho những người bệnh tim mạch, đặc biệt là người bệnh suy tim. Bổ sung quá nhiều muối có thể khiến cơ thể giữ nước gây sưng, phù chân tay, khiến tim phải hoạt động vất vả hơn, tăng áp lực lên mao mạch phổi dễ gây ứ máu tại phổi, gây khó thở. Tốt hơn hết, người bệnh suy tim nên ăn ít hơn 2.000mg natri/ngày.
"Lời khuyên uống đủ 8 cốc nước/ngày không đúng với người bệnh suy tim”
Bác sỹ Shaline Rao cho biết: “Người bệnh suy tim không cần uống nhiều nước. Mỗi người bệnh sẽ có nhu cầu nước khác nhau. Uống quá nhiều nước có thể khiến các triệu chứng khó thở, ho phù… của bạn khó chịu hơn”.
Tốt hơn hết, hãy hỏi bác sỹ của bạn về lượng nước bạn có thể bổ sung hàng ngày, bao gồm cả lượng nước có trong thực phẩm. Người bệnh suy tim cũng nên cắt giảm hoặc ngừng uống rượu bia. Các loại đồ uống có cồn có thể ảnh hưởng xấu tới tim của bạn.
"Hãy tự cân hàng ngày nếu đã bị suy tim"
Sự thay đổi trọng lượng đột ngột có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng suy tim tiến triển nặng. Bác sỹ Gina Lundberg cho biết: “Hãy tự cân hàng ngày, tốt nhất lúc cân nên mặc ít đồ và cân cùng một thời điểm. Nếu bạn tăng hơn 1,36kg trong một ngày hoặc tăng hơn 2,27kg trong một tuần, hãy tái khám lại ngay lập tức”.
"Bỏ thuốc lá hoàn toàn”
Hút thuốc lá đặc biệt có hại với người bệnh suy tim. Bác sỹ Shaline Rao nói thêm: “Có nhiều chất độc trong thuốc lá có thể ảnh hưởng tới chức năng tim, phổi và mạch máu, khiến tình trạng suy tim thêm trầm trọng”.
“Người suy tim nên tập thể dục vừa sức”
Nhiều nghiên cứu cho thấy hoạt động thể chất thường xuyên giúp người bệnh suy tim cảm thấy tốt hơn. Tuy nhiên bạn không nên tập quá sức vì tim sẽ phải hoạt động quá vất vả, dẫn tới kiệt sức.
“Tiêm phòng cúm, bệnh phổi”
Bác sỹ Shaline Rao cho biết: “Người bị suy tim sẽ trở nên dễ bị tổn thương hơn bởi tình trạng nhiễm trùng, đặc biệt là bệnh cúm và viêm phổi - một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người bệnh suy tim”. Theo đó, bạn nên tiêm phòng bệnh cúm hàng năm để đảm bảo sức khỏe.
“Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ”
Bệnh nhân suy tim thường phải uống nhiều loại thuốc như thuốc lợi tiểu, hạ huyết áp… Việc dùng thuốc đúng giờ, theo chỉ dẫn của bác sỹ sẽ giúp ổn định tình trạng suy tim, kéo dài cơ hội sống.
"Biết khi nào cần đi khám"
Khi gặp các triệu chứng chóng mặt, khó thở, sưng phù… bất thường, hãy tìm tới bác sỹ của bạn để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.