Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sữa hết hạn sử dụng có uống được không?

Sữa có thể vẫn an toàn để tiêu thụ trong vài ngày sau ngày hết hạn. Ngày hết hạn trên các sản phẩm thực phẩm và đồ uống liên quan đến chất lượng hơn là sự an toàn của chúng. Uống sữa hỏng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, nhưng thường rất dễ nhận biết khi nào sữa bị hỏng.

Date hết hạn ghi nhãn trên các sản phẩm thực phẩm và đồ uống, có thể gây ra một số nhầm lẫn. Ví dụ sữa thanh trùng là sữa được diệt khuẩn trước khi bán; tuy nhiên sữa này vẫn có thể bị hỏng và không an toàn cho người tiêu dùng khi mà date sử dụng vẫn còn. Trong bài viết này, chúng tôi thảo luận về việc sữa có thể giữ an toàn trong bao lâu sau ngày hết hạn và giải thích ý nghĩa của các ngày khác nhau trên nhãn thực phẩm và đồ uống.

Sữa là an toàn bao lâu sau ngày hết hạn?

Không có thời hạn chung về thời gian sữa an toàn để tiêu thụ sau ngày hết hạn. Các loại sữa khác nhau có thể vẫn tươi trong khoảng thời gian khác nhau. Hầu hết sữa mà mọi người mua ở siêu thị hoặc tiệm tạp hoá đã trải qua quá trình thanh trùng hoặc tiệt trùng. Mặc dù điều này làm cho sữa an toàn hơn để tiêu thụ, nhưng không có nghĩa là an toàn khi để sữa ngoài tủ lạnh trong thời gian dài, đặc biệt là sau khi mở. Một số bằng chứng cho thấy rằng sữa tiệt trùng sẽ vẫn tươi trong 2–5 ngày sau ngày mở nắp. Có nhiều phương pháp thanh trùng khác nhau có thể kéo dài thời hạn sử dụng của sữa hơn nữa. Ví dụ, sữa siêu tiệt trùng có thể để được khoảng 30–90 ngày. Thời hạn sử dụng lâu hơn này là do nhiệt độ gia nhiệt cao hơn trong quá trình chế biến. Các nhà sản xuất làm sữa vô trùng, hoặc nhiệt độ cực cao (UHT), bằng cách làm nóng sữa bằng thiết bị vô trùng và đổ đầy sữa trong điều kiện vô trùng vào các hộp đựng được thiết kế đặc biệt có thể kéo dài thời hạn sử dụng lên hơn 6 tháng. Bản thân sản phẩm cũng có thể ổn định trong thời hạn sử dụng, có nghĩa là nó không cần làm lạnh cho đến khi mở ra. Nên tránh uống sữa tươi hoặc sữa chưa được tiệt trùng vì nó có thể chứa các mầm bệnh có hại gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Ngày hết hạn ( Exp. Date) có nghĩa là gì?

Bao bì thực phẩm và đồ uống chuẩn mực phải có ghi rõ ngày sản xuất và thời gian sử dụng. Theo Dịch vụ Thanh tra và An toàn Thực phẩm (FSIS) của Mỹ, ngày phổ biến trên nhãn thực phẩm và đồ uống bao gồm:

  • Ngày sử dụng: Đây là ngày cuối cùng nhà sản xuất khuyến nghị người tiêu dùng sử dụng sản phẩm bởi để đạt chất lượng cao nhất
  • Ngày sử dụng tốt nhất: Ngày này đề cập đến hương vị hoặc chất lượng tốt nhất của sản phẩm
  • Bán theo: Ngày này là khuyến nghị về thời gian cửa hàng nên trưng bày sản phẩm
  • Làm đông lạnh: Đây là ngày tốt nhất để đông lạnh sản phẩm để đảm bảo chất lượng tốt nhất

Những nhãn này không liên quan đến chất lượng thực phẩm hoặc đồ uống. Với việc xử lý thích hợp, tất cả các sản phẩm sẽ vẫn an toàn sau bất kỳ ngày nào trong số này. FSIS không yêu cầu ghi ngày tháng của sản phẩm, nhưng việc tự nguyện sử dụng ngày tháng phải trung thực và tuân theo các quy định, chẳng hạn như hiển thị cả ngày và tháng. Sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh là một ngoại lệ mà FSIS quy định vì nó có thể không an toàn sau ngày sử dụng.

Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), người dân Hoa Kỳ lãng phí khoảng 1/3 lượng thực phẩm mỗi năm, trị giá 161 tỷ USD. Ước tính khoảng 20% ​​lượng rác thải đó là do sự nhầm lẫn về ý nghĩa của nhãn thực phẩm và đồ uống. FDA hiện đang làm việc với các cơ quan liên bang khác để tiêu chuẩn hóa việc sử dụng "tốt nhất nếu được sử dụng bởi" để chỉ ra ngày chất lượng tối ưu - ngoại trừ trường hợp sữa công thức dành cho trẻ em. Mục đích là để giảm số người vứt bỏ các sản phẩm đã quá hạn sử dụng mà vẫn an toàn để ăn.

Tại sao sữa bị hỏng?

Sữa tự nhiên chứa các vi khuẩn có thể làm hỏng và gây bệnh, chẳng hạn như Escherichia coli và Salmonella. Sữa bị hư hỏng là kết quả của sự phát triển quá mức của vi khuẩn làm ảnh hưởng đến kết cấu, hương vị và chất lượng tổng thể của sữa. Thông thường, vi khuẩn psychrotrophic, có thể phát triển trong điều kiện lạnh, là nguyên nhân gây hư hỏng sữa. Quá trình sản xuất sữa bao gồm một số công đoạn nhằm mục đích tiêu diệt những vi khuẩn này để kéo dài thời hạn sử dụng. Sản xuất sữa tuân theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Các nhà sản xuất sẽ nuôi và vắt sữa bò sữa trước khi bảo quản sữa ở nhiệt độ 5°C trở xuống và vận chuyển để kiểm tra và chế biến. Quá trình chế biến sữa bao gồm:

  • Thanh trùng: Các nhà sản xuất làm nóng sữa để diệt vi khuẩn trước khi làm lạnh lại.
  • Đồng nhất hóa: Một máy phun phân tán chất béo đồng đều qua sữa và ngăn không cho chất béo nổi lên trên.
  • Tách: Máy ly tâm quay sữa để tách kem trước khi kết hợp lại với các lượng chất béo khác nhau cho các loại sữa khác nhau.

Một số công đoạn khác cũng có thể cần thiết, bao gồm lọc thêm hoặc xử lý nhiệt độ cực cao. Quá trình thanh trùng giết chết hầu hết nhưng không phải tất cả vi khuẩn trong sữa, vi khuẩn này có thể tiếp tục phát triển sau khi chế biến. Trong quá trình vận chuyển làm hỏng bao bì hoặc sau khi mở sữa ở nhà, vi khuẩn mới có thể xâm nhập và phát triển, cuối cùng khiến sữa bị hỏng mặc dù vẫn trong date sử dụng.

Làm thế nào để nhận biết sữa đã bị hỏng hay chưa?

Ngày hết hạn là dấu hiệu kém giá trị để đánh giá sữa có an toàn hay không. Mùi và hình thức của sữa là những dấu hiệu rõ ràng hơn về mức độ an toàn của sữa. Sữa bị hỏng sẽ tạo ra mùi chua do vi khuẩn tạo ra axit lactic. Mùi sẽ nồng nặc hơn sau khi sữa trở nên không an toàn để tiêu thụ. Màu vàng, đóng vảy xung quanh mép và vón cục trong sữa cũng cho thấy rằng sữa hỏng hoàn toàn.

Các cách để bảo quản sữa tươi lâu hơn

Quá trình chế biến sữa có ảnh hưởng đáng kể đến thời gian sữa an toàn để tiêu thụ trong bao lâu. Tuy nhiên, mọi người có thể thực hiện các bước tại nhà để kéo dài thời gian này, bao gồm:

  • Để sữa vào tủ lạnh càng sớm càng tốt
  • Đậy nắp lại sữa đúng cách sau khi sử dụng
  • Giữ thức ăn nóng tránh xa sữa trong tủ lạnh
  • Tránh để sữa ngoài tủ lạnh lâu ngày
  • Giữ nhiệt độ tủ lạnh dưới 5°C

Tác dụng phụ của việc tiêu thụ sữa hỏng

Uống một lượng nhỏ sữa hỏng có thể không gây ra triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, thường sẽ tự biến mất. Ví dụ, nó có thể gây đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy hoặc nôn mửa. Tuy nhiên, uống sữa tươi chưa tiệt trùng rất nguy hiểm. Sữa tươi nguyên liệu có chứa các mầm bệnh có hại gây ngộ độc thực phẩm, bao gồm:

  • Campylobacter
  • Cryptosporidium
  • E coli
  • Listeria
  • Salmonella

Tóm lại, ngày hết hạn liên quan đến chất lượng sữa chứ không phải sự an toàn của sữa. Sữa thường an toàn để tiêu thụ sau ngày hết hạn ít nhất một vài ngày. Thông thường, mọi người sẽ có thể nhận biết được khi nào sữa bị hôi, vì mùi và hình dạng của sữa hư hỏng rất rõ ràng. Tuy nhiên, vẫn nên bảo quản sữa đúng cách và an toàn, chẳng hạn như để trong tủ lạnh. Sữa hư có mùi vị bất thường thì nên bỏ, chẳng may dùng phải thì có thể gây ra một số triệu chứng về tiêu hóa, tuy nhiên thường không có hại về lâu dài.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 9 cách thú vị để tận dụng sản phẩm quá hạn

 

Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Medical News Today) -
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm