Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sử dụng kháng sinh làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2

Theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Đan Mạch, nguy cơ mắc tiểu đường type 2 tỷ lệ thuận với lượng kháng sinh sử dụng mỗi năm.

Nghiên cứu trên được tiến hành bởi tiến sĩ Kristian Hallundbæk Mikkelsen ở bệnh viện Gentofte, Đan Mạch và được công bố trên Tạp chí Nội tiết Lâm sàng & Trao đổi chất.
Tiểu đường type 2 là dạng tiểu đường phổ biến nhất, chiểm khoảng 90-95% các ca bệnh. Tiểu đường xảy ra khi cơ thể không thể sử dụng hormone insulin hiệu quả, dẫn đến mức glucose trong máu cao bất thường. Ước tính rằng khoảng 29,1 triệu người Mỹ, tức 9,3% dân số bị tiểu đường.
Tiến sĩ Mikkelsen và đồng nghiệp đã tiến hành một nghiên cứu về mối tương quan giữa sử dụng kháng sinh và tiểu đường type 2.
Sử dụng dữ liệu từ ba cơ quan đăng ký y tế quốc gia của Đan Mạch, nhóm nghiên cứu đã theo dõi các đơn thuốc kháng sinh của 170.504 người bị tiểu đường type 2 và 1,3 triệu người không bị chứng bệnh này.
Kháng sinh phổ hẹp có nguy cơ gây ra tiểu đường type 2 lớn nhất
Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy người bị tiểu đường type 2 được kê trung bình 0,8 đơn thuốc có kháng sinh một năm so với 0,5 đơn thuốc có kháng sinh ở người không bị bệnh.
Từ phân tích này, nhóm nghiên cứu phát hiện thấy người dùng nhiều kháng sinh có nguy cơ bị tiểu đường type 2 cao hơn.
Mặc dù có nhiều loại kháng sinh liên quan đến nguy cơ tiểu đường type 2, các nhà nghiên cứu cho biết kháng sinh phổ hẹp gây ra nguy cơ lớn nhất. Loại kháng sinh này, ví dụ như penicillin V được dùng để điều trị một số loại vi khuẩn.
Các nghiên cứu trước đó cho thấy sử dụng kháng sinh có thể làm biến đổi vi khuẩn trong ruột người. Hồi tháng trước, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications đã phát hiện thấy hiện tượng này ở trẻ sử dụng nhiều loại kháng sinh.
Các nghiên cứu khác cũng phát hiện thấy những thay đổi trong vi khuẩn đường ruột mà có thể làm giảm khả năng chuyển hóa đường – một đặc điểm của tiểu đường type 2. Nhóm nghiên cứu cho biết kết quả của họ đều có thể được giải thích bằng các nghiên cứu trên.
Tuy nhiên, tiến sĩ Mikkelsen lưu ý cần nghiên cứu thêm để xác định chính xác nguyên nhân đằng sau mối tương quan giữa sử dụng kháng sinh và tiểu đường type 2:
“Tiểu đường là một trong những thách thức lớn nhất trong y học hiện đại khi mà tỷ lệ mắc bệnh trên toàn cầu ngày càng tăng.
Những nghiên cứu về tác động lâu dài của sử dụng kháng sinh lên khả năng chuyển hóa đường và cấu tạo vi khuẩn có thể hé lộ câu trả lời về cách điều trị bệnh tiểu đường. Nghiên cứu về sử dụng kháng sinh có thể giúp tìm ra cách ngăn ngừa sự phát triển của tiểu đường hoặc giúp chẩn đoán căn bệnh này sớm hơn.”
Thông tin thêm trong bài viết: Hiểu bệnh để dùng kháng sinh đúng cách
Bình luận
Tin mới
  • 21/04/2025

    Chế độ ăn uống phòng và điều trị hạ đường huyết

    Nếu không được xử trí kịp thời, hạ đường huyết có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, chế độ ăn uống khoa học hoàn toàn có thể hỗ trợ phòng và điều trị hạ đường huyết hiệu quả.

  • 21/04/2025

    Lưu ý quan trọng khi chọn sữa cho trẻ

    Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà các bậc cha mẹ đặt ra trong những năm đầu nuôi con là: "Con tôi nên uống loại sữa nào và vào thời điểm nào?". Từ giai đoạn sơ sinh đến khi cai sữa và chuyển sang chế độ ăn thông thường, vai trò của sữa trong chế độ dinh dưỡng của trẻ thay đổi đáng kể theo từng giai đoạn phát triển.

  • 21/04/2025

    Ảnh hưởng của I-ốt đến chức năng tuyến giáp

    Chức năng tuyến giáp có liên quan chặt chẽ với dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống. Các vi chất dinh dưỡng như i-ốt, selen, sắt, kẽm, đồng, magiê, vitamin A và vitamin B12 ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp và điều hòa hormon tuyến giáp trong suốt cuộc đời. Do vậy, những thay đổi trong chế độ ăn uống có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, dẫn đến những thay đổi trong chức năng tuyến giáp.

  • 20/04/2025

    Nhận thức đúng về thực phẩm giải nhiệt mùa hè

    Mùa hè năm nay được dự báo nắng nóng gay gắt nên thực phẩm giải nhiệt, bảo vệ sức khỏe càng được người dân ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, người dân cần nhận thức đúng để đưa ra lựa chọn chính xác

  • 20/04/2025

    6 loại thực phẩm nên thận trọng khi dùng chung với dứa

    Dứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.

  • 20/04/2025

    7 loại thực phẩm cay giúp chống ngạt mũi và đau đầu do viêm xoang

    Đầu bạn đang đau nhức, bạn bị ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, khó thở, rồi khứu giác và vị giác cũng rối loạn. Đây là những dấu hiệu phổ biến của cảm cúm, dị ứng thời tiết, viêm xoang. Một số thực phẩm có thể giúp bạn giảm các triệu chứng này !

  • 19/04/2025

    4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

    Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Chế độ ăn cho người bệnh lao vú

    Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.

Xem thêm