Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sỏi túi mật: triệu chứng, nguyên nhân và các phòng tránh

Sỏi túi mật là một tình trạng phổ biến, gây ra những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy bạn đã hiểu rõ về nó hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu.

Sỏi túi mật là gì?

Sỏi túi mật – hay sỏi mật – là chất cặn cứng của dịch tiêu hóa có thể hình thành trong túi mật. Túi mật là một cơ quan nhỏ, hình quả lê nằm ở phía bên phải của bụng, ngay bên dưới gan. Túi mật chứa một chất lỏng tiêu hóa gọi là dịch mật được tiết vào ruột non với tác dụng nhũ tương hóa lipid – tiêu hóa chất béo trong thực phẩm.

Sỏi mật có kích thước từ nhỏ bằng hạt cát đến có thể lớn bằng quả bóng gôn. Một số trường hợp chỉ phát triển một viên sỏi mật, trong khi có những trường hợp có thể hình nhiều viên sỏi mật cùng một lúc. Những trường hợp gặp hình thành sỏi mật thường được yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ túi mật.

Triệu chứng thường gặp

Sỏi mật có thể không gây triệu chứng gì đặc biệt. Nếu sỏi mật nằm trong ống dẫn và gây tắc mật, các dấu hiệu có thể xuất hiện bao gồm:

  • Đau bụng dữ dội, đột ngột và xuất hiện nhanh ở phần trên – bên phải bụng
  • Đau cũng có thể tương tự xuất hiện ở vùng giữa bụng, dưới xương ức
  • Đau lưng, giữa hai bả vai hoặc vai phải
  • Buồn nôn, nôn

Cơn đau có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Khi gặp phải các triệu chứng trên, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và hỗ trợ kịp thời. Một số dấu hiệu của biến chứng có thể xuất hiện và trở nên nghiêm trọng như:

  • Đau bụng dữ dội, không có tư thế thoải mái khiến bạn quằn quại
  • Vàng da, vàng mắt
  • Sốt cao, ớn lạnh

Nguyên nhân

Sỏi mật hình thành không có nguyên nhân xác định. Tuy nhiên, một số thuyết có thể chỉ ra như:

  • Mật chứa quá nhiều cholesterol. Thông thường, dịch mật chứa đủ lượng chất để hòa tan cholesterol. Nếu gan bài tiết nhiều cholesterol hơn lượng mật có thể hòa tan, lượng cholesterol dư thừa có thể hình thành các tinh thể và cuối cùng hình thành sỏi mật.
  • Mật chứa quá nhiều bilirubin. Bilirubin là một chất hóa học được tạo ra khi cơ thể phá vỡ các tế bào hồng cầu. Một số điều kiện khiến gan tạo ra quá nhiều bilirubin bao gồm xơ gan, nhiễm trùng đường mật và một số rối loạn máu nhất định sẽ tạo ra lượng bilirubin dư thừa, góp phần hình thành sỏi mật.
  • Túi mật không được làm rỗng một cách hoàn toàn. Nếu túi mật không rỗng hoàn toàn hoặc thường xuyên được vận động, dịch mật có thể trở nên rất cô đặc và góp phần hình thành sỏi mật.

Các loại sỏi mật

Các loại sỏi mật có thể hình thành trong túi mật bao gồm:
  • Sỏi mật cholesterol. Đây là loại sỏi phổ biến nhất, thường có màu vàng. Chúng cấu tạo chủ yếu từ cholesterol không hòa tan.
  • Sỏi mật sắc tố. Những viên sỏi màu nâu sẫm hoặc đen hình thành do chứa quá nhiều bilirubin.

Yếu tố nguy cơ hình thành sỏi mật

  • Giới tính nữ
  • Từ 40 tuổi trở lên
  • Là người Mỹ bản địa
  • Là người gốc Tây Ban Nha gốc Mexico
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Ít vận động
  • Mang thai
  • Chế độ ăn nhiều chất béo
  • Chế độ ăn giàu cholesterol
  • Chế độ ăn ít chất xơ
  • Có tiền sử gia đình bị sỏi mật
  • Bệnh tiểu đường
  • Bị một số rối loạn về máu, chẳng hạn như bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc bệnh bạch cầu
  • Giảm cân quá nhanh
  • Dùng thuốc có chứa estrogen, chẳng hạn như thuốc tránh thai hoặc thuốc điều trị hormone
  • Bị các bệnh về gan

Biến chứng có thể gặp phải

Các biến chứng của sỏi mật có thể bao gồm:

  • Viêm túi mật. Sỏi mật bị mắc kẹt trong cổ túi mật có thể gây viêm túi mật. Viêm túi mật có thể gây đau dữ dội và sốt cao.
  • Tắc nghẽn ống mật chủ. Sỏi mật có thể làm tắc nghẽn các ống dẫn mật chảy từ túi mật hoặc gan đến ruột non. Tắc nghẽn có thể dẫn đến đau dữ dội, vàng da và nhiễm trùng ống mật.
  • Tắc nghẽn ống tụy. Ống tụy là một ống chạy từ tuyến tụy và kết nối với ống mật chủ ngay trước khi đi vào tá tràng. Dịch tụy giúp hỗ trợ tiêu hóa được chảy qua ống tụy. Sỏi mật có thể gây tắc nghẽn ống tụy và dẫn đến viêm tụy. Đây là một tình trạng khẩn cấp, gây đau bụng dữ dội, liên tục và phải nhập viện điều trị.
  • Ung thư túi mật. Những người có tiền sử sỏi mật có nguy cơ ung thư túi mật cao hơn. Tuy nhiên, ung thư túi mật rất hiếm gặp, vì vậy dù nguy cơ ung thư tăng cao nhưng khả năng mắc vẫn là rất nhỏ.

Dự phòng sỏi túi mật

Một số phương pháp dự phòng tình trạng sỏi mật bao gồm:
  • Không bỏ bữa. Cố gắng tuân thủ giờ ăn thông thường của các bữa ăn mỗi ngày. Bỏ bữa hoặc nhịn ăn có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi mật.
  • Giảm cân từ từ. Nếu bạn cần giảm cân, hãy giảm cân chậm, đừng quá nhanh. Giảm cân nhanh chóng có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật. Mục tiêu giảm cân có thể nên trong khoảng 0,5 đến 1 kg một tuần.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, bao gồm trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Duy trì cân nặng hợp lý. Béo phì và thừa cân làm tăng nguy cơ sỏi mật. Hãy cố gắng duy trì mức cân nặng hợp lý bằng cách giảm lượng calo ăn vào hàng ngày và tăng cường hoạt động thể chất. Khi duy trì cân nặng hợp lý, hãy tiếp tục chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn.

Tổng kết

Sỏi mật là một tình trạng phổ biến, và thông thường chỉ định điều trị sẽ là cắt bỏ túi mật. Vẫn chưa rõ nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này, song thực hiện một chế độ ăn uống, tập luyện và thói quen sinh hoạt lành mạnh là những yếu tố cơ bản để dự phòng. Khi gặp phải các triệu chứng đặc biệt, bạn nên đến cơ sở y tế để được khám và có các biện pháp can thiệp kịp thời.

Tham khảo thêm thông tin tại: Phẫu thuật sỏi mật có cần thiết hay không?

 

Bình luận
Tin mới
  • 17/12/2024

    Người bị bệnh gout nên dùng thuốc gì?

    Bệnh gút là bệnh viêm khớp gây gây đau đớn ở nhiều khớp. Điều trị bệnh gout thường tập trung vào việc nhanh chóng làm giảm cơn đau và tình trạng viêm, đồng thời tránh các cơn gout quay lại trong tương lai.

  • 17/12/2024

    Những điều nên và không nên làm khi bị đau nửa đầu

    Nếu bạn bị đau nửa đầu, bạn biết rằng các cơn đau nửa đầu có thể do nhiều yếu tố gây ra. Những yếu tố này có thể bao gồm mức độ căng thẳng cao, gián đoạn giấc ngủ, thay đổi thời tiết và chế độ ăn uống của bạn, bao gồm cả những gì bạn ăn và uống, và thời điểm trong ngày.

  • 16/12/2024

    Phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả bệnh mạn tính mùa lạnh

    Bệnh mạn tính thường gặp trong mùa lạnh, và một số lời khuyên hữu ích để bạn có thể chủ động chăm sóc sức khỏe.

  • 16/12/2024

    Cách làm dịu cảm lạnh hoặc cúm của con bạn

    Cảm cúm là một bệnh phổ biến, thường xuất hiện vào giai đoạn giao mùa, đặc biệt ở những người có sức đề kháng yếu như trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi. Mặc dù đây là một bệnh lý tương đối nhẹ và thường tự khỏi sau 5-7 ngày nhưng bạn vẫn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để giảm bớt triệu chứng khi mắc cảm cúm cho trẻ.

  • 15/12/2024

    Dấu hiệu và triệu chứng của nghiện tình dục

    Nghiện tình dục còn được gọi là chứng cuồng dâm hoặc hành vi tình dục mất kiểm soát với những suy nghĩ và ham muốn tình dục của mình. Mặc dù ham muốn tình dục là bình thường, nhưng nghiện tình dục mô tả những hành vi có thể trở nên quá sức và gây ra vấn đề trong cuộc sống.

  • 14/12/2024

    Hướng dẫn tẩy giun cho trẻ an toàn và đúng cách

    Nhiễm giun sán rát phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Việc tẩy giun định kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Bài viết này sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về thời điểm cần tẩy giun cho con.

  • 13/12/2024

    Sưởi ấm mùa đông an toàn: những lưu ý quan trọng khi giữ ấm cơ thể

    Mùa đông lạnh giá đang đến gần, kéo theo nhu cầu sưởi ấm tăng cao. Tuy nhiên, việc sưởi ấm không đúng cách có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe, bao gồm ngộ độc khí than, đột quỵ và hạ thân nhiệt. Viện y học ứng dụng Việt Nam sẽ cung cấp những lưu ý quan trọng để giữ ấm cơ thể an toàn trong mùa đông.

  • 13/12/2024

    4 thực phẩm dễ khiến bệnh viêm xoang trầm trọng hơn

    Một số thực phẩm có ảnh hưởng đến tình trạng viêm xoang. Tìm hiểu 4 loại thực phẩm có thể làm viêm xoang trầm trọng thêm.

Xem thêm