Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Béo phì ở mẹ và các biến chứng

Bài viết dưới đây xin cung cấp một số thông tin giúp các mẹ bầu có thể kiểm soát cân nặng khi chuẩn bị làm mẹ.

Các yếu tố nguy cơ đối với phụ nữ béo phì trước và trong khi  mang thai

1/ Trước và trong quá trình mang thai. “Bệnh lý” béo phì ở phụ nữ có liên quan đến khả năng sinh sản và việc thụ thai gặp rất nhiều khó khăn. Đồng thời, trong giai đoạn mang thai của các mẹ bầu béo phì, việc theo dõi thai kỳ cũng diễn ra khá phức tạp.

Theo Viện Y học Hoa Kỳ, chỉ số khối IMC ở phụ nữ, trước và trong khi mang thai có mục đích “chia” cân  nặng của mẹ cho bé khi kết thúc thai kỳ (3 - 4kg) cùng với khối nhau thai, sự hình thành của các tuyến vú (khoảng 6,5kg). Cụ thể:

- Từ 12 đến 17 kg đối với phụ nữ  nhẹ cân;

- Từ 7 đến 12 kg cho thai phụ có IMC bình thường;

- Từ 7 đến 9 kg đối với bà mẹ thừa cân;

- Từ 5 đến 7 kg cho bà mẹ có bệnh béo phì,  

Tuy nhiên đối với nguy cơ “ủ” đái tháo đường ở phụ nữ khi mang thai, chỉ số khối cơ thể được ghi nhận:

- 10% cho phụ nữ có IMC từ 20-25 kg / m2;

- 35% cho những người có IMC 30 kg / m2;

- 100% cho những người có IMC 40 kg / m2.

* Các yếu tố nguy cơ

- Xuất hiện cao huyết áp và ngưng thở khi ngủ.

- Nguy cơ cao dị tật thai nhi do tình trạng mẹ bầu có tiềm ẩn bệnh tiểu đường thai kỳ.

- Tỷ lệ tiền sản giật ở phụ nữ béo phì (biến chứng lâm sàng nghiêm trọng liên quan đến tăng huyết áp và sự hiện diện của protein trong nước tiểu), có (hoặc không mắc bệnh tiểu đường) là 15%, so với tỷ lệ  4% ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nhưng có cân nặng bình thường.

3/ Biến chứng trong và sau khi sinh con

- Trong quá trình sinh con.

Ở những người béo phì, tuần hoàn máu có thể bị chậm lại do nồng độ chất béo trong máu cao hơn. Nguy cơ tử vong ở tử cung và sinh non được nhân lên gấp 2 hoặc thậm chí 3 vì nhau thai không hoạt động bình thường do không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và oxy giúp thai nhi phát triển đúng cách.

Trong giai đoạn chuyển dạ ở sản phụ béo phì, các biện pháp hỗ trợ cho quá trình sinh nở khá phức tạp được giải thích do sự giãn nở của tử cung không đáp ứng kích thước của thai nhi và sự chuyển động chậm của các cơ bắp, sự sai lệch ngoài màng cứng hoặc do khối lượng mỡ quá nhiều gây khó khăn cho việc xác định vị trí đốt sống. Đây là nguyên nhân của tỷ lệ sinh mổ ở sản phụ béo phì lên đến 30 – 35%, đồng thời với nguy cơ mắc bệnh huyết khối, viêm tĩnh mạch, và nhiễm trùng (đường tiết niệu, sẹo) cao hơn so với các sản phụ có IMC bình thường.

- Thời kỳ hậu sản. Ở những bà mẹ béo phì khi sinh mổ, nguy cơ đông máu  (huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc viêm tĩnh mạch và tắc mạch phổi)  sẽ tăng cao vối cấp số nhân trong giai đoạn hậu sản, so với sản phụ có cân nặng bình thường, nguy cơ huyết khối thời kỳ hậu sản, trung bình là 30 lần so trong 16 tuần sau khi sinh.

4/ Các yếu tố nguy cơ tác động đến trẻ sau khi sinh

Các nhà khoa học đều có chung nhận định về yếu tố nguy cơ gây ra cho trẻ từ bà mẹ béo phì hoặc thừa cân:

- Nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao hơn ở bộ phận sinh dục hoặc hệ tiêu hóa và thần kinh. Những điều này có thể được giải thích bằng những bất thường đã có từ trước trong thai kỳ sớm như bệnh tiểu đường;

- Có thể gặp các biến chứng khi sinh khó do kẹt vai, chấn thương sản khoa do phương pháp sinh mổ;

- Chỉ số IMC của mẹ tăng lên có tác động di truyền đến thai nhi, nguyên nhân về sự phát triển quá mức của chất béo ở trẻ em mà sau này có thể dẫn đến thừa cân hoặc béo phì.

4/ Tầm quan trong của việc phòng ngừa 

Việc tăng cân quá mức kể khi mang thai ở phụ nữ trực tiếp thúc đẩy nguy cơ béo phì. Do đó thói quen ăn uống của các mẹ bầu trong thai kỳ cần được đặc biệt quan tâm cùng với một lối sống lành mạnh để có một thai kỳ tốt đẹp:

- Dung nạp đầy đủ Vitamin D (từ ánh nắng mặt trời, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, đậu và đặc biệt là đậu nành, hạnh nhân, cá hồi, bông cải xanh, nước cam, sữa, lòng đỏ trứng gà...  theo nhu cầu của cơ thể,  phòng ngừa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sức khỏe của trẻ và mẹ bầu, vốn có liên quan đến nguy cơ béo phì

- Hạn chế tối đa các thực phẩm chiên (khoai tây chiên, cốm, cá, tôm chiên với nước sốt, v.v.);

- Không sử dụng  có thực phẩm hoặc thức uống có  đường bánh ngọt (thậm chí là tự làm), nước ép trái cây, soda, bánh mì trắng …;

- Hạn chế cafein (trà đen, cà phê) chỉ dùng khoảng 2 đến 3 tách mỗi ngày, không có đường;

- Đảm bảo 3 bữa chính và 2 bữa ăn nhẹ với thực đơn điều chỉnh phù hợp để tránh hạ đường huyết và giảm nguy cơ kháng insulin. Mỗi trong 3 bữa ăn phải bao gồm protein động vật (thịt, cá, trứng hoặc sản phẩm từ sữa) hoặc rau (đậu lăng, đậu trắng hoặc đỏ, tempeh ..), rau sống và hấp, một phần 150g rau hoặc tinh bột nấu chín và một thìa dầu thực vật lạnh (ô liu, vừng, ...). Nên ăn thật chậm để các quan tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn cũng là một hình thức thư giãn;

- Thường xuyên vận động như đi bộ, bơi lội hoặc yoga trước khi sinh có thể điều chỉnh cân nặng và hạn chế việc sản xuất insulin.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cân nặng hợp lý trước, trong và sau thai kì

CN Nguyễn Thị Minh Tâm - Theo Bệnh viện Từ Dũ
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm