Đau cấp tính: Các cơn đau này thường xuất hiện nhanh và không kéo dài lâu, cơn đau sẽ biến mất khi nguyên nhân gây đau được điều trị, ví dụ như đau do phẫu thuật, đau do chấn thương hoặc nhiễm trùng như đau răng, gãy xương.
Đau mạn tính: Là các cơn đau dai dẳng kéo dài hơn 3 tháng, các cơn đau mạn tính tồn tại và kéo dài ngay cả khi nguyên nhân gây đau đã được điều trị. Điều này xảy ra là do các dây thần kinh trở nên quá nhạy cảm và gửi tín hiệu đau đến não ngay cả khi tổn thương đã lành. Các cơn đau mạn tính thường phức tạp và khó điều trị. Mục đích điều trị đau mạn là giảm đau và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đau thần kinh: Đau thần kinh là một loại đau mạn tính do chấn thương dây thần kinh hoặc hệ thần kinh trung ương. Các ví dụ về đau thần kinh như đau thần kinh tọa do thoái hóa đĩa đệm, đau sau nhiễm trùng, đau do đái tháo đường, đau sau cắt cụt chi và đau do xơ cứng hoặc đột quỵ.
Lựa chọn thuốc giảm đau phù hợp với mức độ đau.
Sử dụng hợp lý thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau ngoại biên
Các thuốc giảm đau ngoại biên là những loại thuốc thường gặp và được sử dụng phổ biến nhất trong cuộc sống thường ngày. Các thuốc này chính là paracetamol và các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, diclofenac, celecoxib,...
Paracetamol là thuốc cơ bản trong điều trị các cơn đau từ nhẹ đến trung bình cũng như trong các trường hợp cần hạ sốt. Paracetamol hiện được coi là thuốc giảm đau cơ sở, được sử dụng ưu tiên cho cả người lớn và trẻ em, thuốc có thể dùng được cho cả phụ nữ có thai và cho con bú. Paracetamol không được khuyến cáo dùng trong các trường hợp đau do viêm vì thuốc hầu như không có tác dụng chống viêm. Thuốc có độ an toàn cao, tuy nhiên thuốc sẽ gây độc gan nếu sử dụng quá liều hoặc sử dụng trong thời gian dài.
Các thuốc NSAID có tác dụng giảm đau các cơn đau nhẹ và trung bình ở liều thấp và chống viêm ở liều cao hơn. Thuốc thường được sử dụng để điều trị các cơn đau do chấn thương nhẹ, do viêm, đau nửa đầu, thoái hóa khớp. Nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là các tác dụng phụ trên tiêu hóa như đau thượng vị, khó tiêu, buồn nôn, nôn. Thuốc chống chỉ định đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày tiến triển do nguy cơ gây loét và chảy máu đường tiêu hóa. Thuốc còn làm nặng thêm tình trạng tăng huyết áp đang được điều trị và giảm tác dụng của thuốc hạ huyết áp và nhiều tác dụng phụ khác. Các thuốc này nên tránh dùng cho phụ nữ có thai đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Thuốc giảm đau trung ương
Nhóm thuốc này gồm các thuốc opioid có tác dụng giảm đau với cơ chế tác dụng lên thần kinh trung ương. Thuốc được chia thành hai nhóm nhỏ: Nhóm opioid yếu như codeine và tramadol và nhóm opipoid mạnh như morphin, oxycodone.
Codein và tramadol được sử dụng điều trị các cơn đau từ trung bình đến nặng mà sử dụng các thuốc giảm đau ngoại biên không hiệu quả. Các thuốc này thường được kết hợp với paracetamol để tăng cường hiệu quả giảm đau. Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc bao gồm buồn nôn, nôn, buồn ngủ, chóng mặt, khô miệng, táo bón. Không nên dùng thuốc trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Không sử dụng dài ngày cho phụ nữ cho con bú, nếu phải dùng thuốc thì nên ngừng cho bú.
Các opioid mạnh như morphin, oxycodone, fentanyl được dùng trong các cơn đau nghiêm trọng, các cơn đau dai dẳng khó điều trị, đặc biệt là đau do ung thư. Khi dùng thuốc trong thời gian dài sẽ gây ra các nguy cơ dung nạp thuốc, lệ thuộc thuốc và nghiện thuốc. Thuốc được phân loại là nhóm thuốc gây nghiện nên được quản lý rất chặt chẽ và chỉ được sử dụng khi được bác sĩ kê đơn.
Phản ứng phụ của thuốc gồm táo bón dai dẳng, buồn ngủ, buồn nôn và nôn. Các phản ứng khác có thể bao gồm: hưng phấn, ác mộng, đặc biệt ở người cao tuổi, lú lẫn, ảo giác; suy hô hấp, có thể ngừng thở do quá liều; tăng áp lực nội sọ; bí tiểu và ứ đọng nước tiểu trong trường hợp ung thư tiền liệt tuyến hoặc hẹp niệu đạo; hội chứng cai thuốc khi ngừng đột ngột. Nếu có thai hoặc cho con bú, morphin có thể kê cho người mẹ nếu cần thiết. Tuy nhiên, cần lưu ý hội chứng cai thuốc có thể xuất hiện ở trẻ em khi sử dụng lâu dài.
Fentanyl là thuốc giảm đau mạnh hơn morphin 100 lần, được chỉ định cho cơn đau mạn tính và nghiêm trọng không thể giải quyết được bằng thuốc giảm đau opioid khác.
Thuốc giảm đau thần kinh
Các cơn đau có nguồn gốc thần kinh được điều trị bằng các thuốc chống động kinh như gabapentin, pregabalin, carbamazepine; thuốc chống trầm cảm như amitriptyline, nortriptyline, duloxetine, paroxetine... Các thuốc này sẽ được bác sĩ kê đơn đơn độc hoặc phối hợp cả 2 loại thuốc, bắt đầu từ liều thấp sau đó tăng liều dần đến khi kiểm soát tốt cơn đau. Các tác dụng phụ của các thuốc này bao gồm mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ, mất tập trung. Các thuốc chống trầm cảm có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng như dẫn đến suy nghĩ hoặc hành vi tự tử. Các thuốc này cũng có khả năng gây lệ thuộc thuốc và dung nạp thuốc.
Ngoài ra còn có các thuốc giảm đau dạng dùng ngoài như kem capsaicin, gel hoặc miếng dán lidocaine. Các thuốc dùng ngoài phù hợp với những bệnh nhân không thể dung nạp các thuốc đường uống hoặc không muốn dùng thuốc đường uống. Các thuốc này ít gây ra tác dụng phụ toàn thân do hấp thu vào máu rất ít.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Opioid và cuộc khủng hoảng thuốc giảm đau của nước Mỹ
Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.
Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.
Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.
Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.
Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.
Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.
Trong suốt lịch sử y học, tiêm chủng được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất, mang lại khả năng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn tồn tại không ít lo ngại và hiểu lầm về quy trình và tác dụng của việc tiêm vaccine.
Vitamin D3 (cholecalciferol) là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, có vai trò trung tâm trong quá trình khoáng hóa xương, chuyển hóa canxi–phospho, hỗ trợ hệ miễn dịch, điều hòa nội tiết và góp phần phòng ngừa nhiều bệnh mạn tính. Các thụ thể vitamin D được tìm thấy ở hầu hết các mô trong cơ thể, cho thấy phạm vi ảnh hưởng sinh học rất rộng của vitamin D(1).