"Chúng tôi bắt đầu nhìn thấy tác hại khi sử dụng máy lạnh vào những năm 70-80, khi những người làm trong các tòa văn phòng có những triệu chứng như ngạt mũi, khó thở, đau đầu, mệt mỏi và da bị kích ứng", Mend Mendell nói.
Quá trình làm mát không khí nóng của máy lạnh tạo ra lượng lớn độ ẩm và ngưng tụ trong phòng, từ đó sản sinh ra vi khuẩn và nấm. Nguy cơ lan truyền các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do khả năng lưu thông không khí trong phòng điều hòa rất kém. Bụi và nấm di chuyển trong bầu không khí kém lưu thông dễ gây ra dị ứng. Virus gây bệnh cúm dễ lan truyền từ người bệnh sang mọi người xung quanh.
Ảnh: Femina |
Ngoài vấn đề về hô hấp, dị ứng, bệnh truyền nhiễm, một số tác hại khác phải kể đến như sau:
Da khô
Da khô là hiện tượng phổ biến khi ngồi điều hòa quá lâu, kèm theo đó là tình trạng cơ thể bị mất nước do máy lạnh hút độ ẩm từ trong phòng, đặc biệt khi điều hòa được để ở nhiệt độ thấp và bạn cảm thấy quá lạnh. Khi đó, hãy uống thật nhiều nước.
Ô nhiễm tiếng ồn
Một số máy lạnh tạo ra những tiếng ồn khó chịu cho người sử dụng, gây đau đầu cả ngày.
Vấn đề về mắt
Người ngồi trong phòng bật điều hòa dễ mắc các bệnh về mắt như viêm mí mắt và viêm màng kết, viêm bờ mi. Người sử dụng kính áp tròng cũng dễ mắc nhiều vấn đề khác.
Giảm khả năng chịu nhiệt
Với người đã quá quen với môi trường mát mẻ trong phòng điều hòa, cơ thể giảm khả năng chịu đựng với nhiệt độ ngoài trời và do đó hay đổ mồ hôi hơn.
Các chuyên gia khuyên để bảo vệ bản thân khỏi những tác hại khi ngồi máy lạnh, bạn thường xuyên phải bảo trì máy. Không gian nên được thông gió thường xuyên, điều chỉnh nhiệt độ không thấp hơn 25 độ C và duy trì độ ẩm trung bình từ 60% đến 70%.
Không mặc quần áo quá mỏng khi vào phòng có máy lạnh vì mạch máu và dây thần kinh gần bề mặt da dễ bị tổn thương. Không để mặt hoặc tai gần luồng gió. Khi ngồi máy lạnh quá lâu, bạn nên mang theo một chiếc áo khoác.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sơ cứu người bị sốc nhiệt do nắng nóng