Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn biết gì về căn bệnh bạch biến? - Phần 1

Bạch biến là một bệnh khiến cho da của bạn bị mất màu. Bệnh tuy không nguy hiểm và có thể chữa trị được nhưng lại hay tái phát.

Khoảng 1% dân số thế giới mắc phải căn bệnh này. Khi bạn bị bạch biến, các tế bào chịu trách nhiệm sản sinh sắc tố da (hay còn gọi là melanosytes) bị phá hủy, không còn tạo da sắc tố da (melanin) nữa. Một khi các tế bào không còn sản xuất được melanin nữa, các mảng da sẽ bị mất màu hoặc chuyển thành màu trắng.

Các mảng da này có thể ở bất kỳ đâu trên cơ thể của bạn, bao gồm:

  • Những vùng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: tay, chân, cánh tay, mặt.
  • Trong miệng hoặc ở những màng nhầy khác.
  • Lỗ mũi
  • Bộ phận sinh dục
  • Phía sau mắt
  • Trong vùng nghe của tai

Tóc và lông trên cơ thể bạn cũng có thể chuyển sang mày xám hoặc trắng nếu các khu vực liên quan có tóc/lông.

Mặc dù bạch biến có thể ảnh hưởng đến nhiều khu vực khác nhau trên cơ thể, nó không phải là bệnh lây nhiễm. Một người mắc bạch biến không thể truyền cho những người khác được.

Triệu chứng

Triệu chứng chính của bạch biến là những mảng trắng ở trên da. Nó có thể ảnh hưởng đến bất kì khu vực nào trên cơ thể, thậm chí là ở những khu vực quanh mắt. Các mảng này có thể lớn hoặc nhỏ và xuất hiện với các đặc điểm dưới đây:

Phân tán hoặc tập trung: Các mảng trắng thường nhỏ hơn và xuất hiện ở một hoặc một vài khu vực. Khi bạch biến xuất hiện với đặc điểm tập trung hoặc phân tán, nó thường ở một phía của cơ thể. Nhiều lần tiếp theo, nó tiếp tục giữ ở đó trong một hoặc một vài năm, sau đó dừng lại. Nó cũng tiến triển chậm hơn so với bạch biến tổng quát.

Không phân tán hoặc tổng quát: Các mảng trắng lan rộng xuất hiện đối xứng ở cả hai bên của cơ thể. Đây là dạng phổ biến nhất và có thể ảnh hưởng đến các tế bào sắc tố ở bất kỳ nơi đâu trên cơ thể. Nó thường bắt đầu và dừng lại nhiều lần trong suốt cuộc đời mỗi người. Không có cách nào để xác định được các mảng trắng này sẽ phát triển nhanh như thế nào trên cơ thể.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 75% người mắc bạch biến sẽ mất sắc tố ở tay và mặt. Những khu vực phổ biến thường là ở trong các nếp gấp cơ thể, ví dụ như vùng dưới cánh tay hay xung quanh vùng bẹn của bạn.

Tăng nguy cơ bạch biến?

Hiện tại, nguy cơ mắc bạch biến vẫn chưa được xác nhận một cách rõ ràng. Điều kiện mắc bệnh thường không do di truyền. Đa phần người mắc bệnh bạch biến không có tiền sử gia đình về rối loạn này. Tuy nhiên, tiền sử gia đình mắc bạch biến hoặc các tình trạng tự miễn khác đều có thể tăng nguy cơ thậm chí nó không gây ra bạch biến.

Một yếu tố nguy cơ khác đó là việc chứa các gen liên quan đến bạch biến, bao gồm NLRP1 và PTPN22.

Đa số các nhà nghiên cứu đều tin rằng bạch biến là một rối loạn tự miễn bởi các tế bào trong cơ thể bị tấn công bởi chính cơ thể bạn. Tuy nhiên vẫn chưa xác định được cơ thể chúng ta đã tự tấn công các tế bào sắc tố như thế nào. Điều chúng ta biết được đó là khoảng 20% những người mắc bạch biến cũng có những rối loạn tự miễn. Tùy thuộc vào quần thể dân số, những rối loạn này có thể bao gồm những dấu hiệu dưới đây, sắp xếp từ phổ biến đến ít phổ biến nhất:

  • Xơ cứng bì-một rối loạn của các mô liên kết của cơ thể
  • Lupus ban đỏ
  • Viêm tuyến giáp do tuyến giáp hoạt động không đúng
  • Vẩy nến
  • Mất tóc từng vùng hoặc hói đầu
  • Tiểu đường tuýp 1
  • Thiếu máu ác tính, không có khả năng hấp thụ vitamin B12
  • Bệnh lý Addison
  • Viêm khớp dạng thấp

Một số chuyên gia cũng chỉ ra rằng, bệnh bạch biến xuất hiện sau các sự cố như:

  • Cháy nắng hoặc các vết cắt nghiêm trọng
  • Phơi nhiễm với các chất độc hại hoặc hóa chất
  • Trầm cảm ở mức độ nặng

Biến chứng của bạch biến

Tin tốt ở đây là có nhiều dạng bạch biến chỉ có rất ít những tác dụng phụ lên thể chất của cơ thể. Biến chứng nghiêm trọng nhất có thể ảnh hưởng đến tai và mắt, tuy nhiên chúng không quá phổ biến. Ảnh hưởng thể chất chính là việc mất sắc tố có thể làm tăng nguy cơ cháy nắng cho da. Bạn có thể bảo vệ làn da bằng cách sử dụng các loại kem chống năng với chỉ số SPF khoảng 30 và mặc những quần áo kín để che nắng.

Ảnh hưởng tâm lý

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng bạch biến có thể gây ra các ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng. Những đánh giá khoa học nhận thấy khoảng hơn 50% người bị bạch biến có sự ghi nhận những ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ của họ. Một vài người còn nói rằng họ luôn nghĩ về hoàn cảnh của họ suốt cả ngày, đặc biệt là do sự khó lường của căn bệnh.

Một số ảnh hưởng có thể gây ra:

  • Không muốn thực hiện các hoạt động thể chất
  • Không tham gia các sự kiện
  • Cảm giác cơ thể như bị biến dạng
  • Trầm cảm
  • Buồn phiền
  • Chịu đựng các gánh nặng về cảm xúc

Nếu bạn mắc bạch biến và cảm thấy xuất hiện các ảnh hưởng tiêu cực, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc tâm sự với những người quan tâm thân cận của bạn. Việc học hỏi và nhận biết những vấn đề liên quan đến rối loạn này rất quan trọng bởi nó có thể giúp bạn hạn chế những căng thẳng có thể xảy ra và tăng thêm các lựa chọn điều trị.

(..còn tiếp...)

Mời các bạn đón đọc phần tiếp theo tại website: vienyhocungdung.vn

Ths. Lê Thanh Hà - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

Xem thêm