Lợi ích của sanh ngã âm đạo sau MLT?
Giảm nguy cơ thuyên tắc mạch: sau mổ lấy thai lần hai, tình trạng đau vết mổ kèm đau do gò tử cung khiến cho người mẹ sợ phải đi lại. Nằm một chỗ là điều kiện thuận lợi cho thuyên tắc mạch.
Giảm khả năng truyền máu: lượng máu mất sau MLT thường nhiều hơn sau sanh ngã âm đạo, vì vậy khả năng truyền máu sau MLT cũng sẽ cao hơn.
Giảm tình trạng sốt hậu sản, nhiễm trùng vết thương, nhiễm trùng tiểu.
Chi phí sau MLT thường cao hơn so với sanh ngã âm đạo.
Sau sanh ngã âm đạo người mẹ có thể chăm sóc bé sớm sau sanh hơn so với MLT.
Tỉ lệ suy hô hấp trẻ sơ sinh sau sanh ngã âm đạo thấp hơn so với MLT.
Sanh ngã âm đạo sau MLT có nguy cơ gì không ?
- Tỉ lệ vỡ tử cung tùy thuộc vào sẹo mổ trên cơ tử cung:
- Nếu sẹo mổ lần trước dọc đoạn dưới tử cung thì tỉ lệ là 1 – 7%
- Nếu sẹo mổ lần trước dọc thân tử cung thì tỉ lệ vỡ tử cung sau sanh ngã âm đạo 4 – 9%
- Ngày nay, hầu hết MLT là mổ ngang đoạn dưới tử cung nên nguy cơ vỡ tử cung là khá thấp.
- Đối với những trường hợp có sẹo mổ dọc đoạn dưới hay dọc thân tử cung nên mổ lấy thai chủ động.
- Khi đi khám thai và khi đi sanh, thai phụ cần thiết phải mang theo giấy ra viện của lần mổ trước.
Những trường hợp nào không nên sanh ngã âm đạo sau MLT lần trước?
- Những trường hợp sau MLT < 18 tháng (gọi là vết mổ cũ mới): được tính từ ngày MLT trước đến ngày sanh lần này nên MLT lại.
- Đã MLT ≥ 2 lần.
- Các chị em có khung chậu hẹp hoặc giới hạn qua chụp X-quang không nên sanh ngã âm đạo trừ những trường hợp con lần này quá nhỏ.
- Riêng đối với những trường hợp mổ khác trên thân tử cung như: mổ bóc nhân xơ tử cung, mổ tạo hình tử cung thì nên MLT lại.
- Thai lần này có cân nặng ước tính > 3600g cũng nên MLT lại.
- Những trường hợp đa thai, ối vỡ sớm, ngôi bất thường như ngôi mông, ngôi ngang nên mổ lấy thai lại.
Điều kiện sanh ngã âm đạo sau mổ lấy thai lần trước.
Nếu không được xử trí kịp thời, hạ đường huyết có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, chế độ ăn uống khoa học hoàn toàn có thể hỗ trợ phòng và điều trị hạ đường huyết hiệu quả.
Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà các bậc cha mẹ đặt ra trong những năm đầu nuôi con là: "Con tôi nên uống loại sữa nào và vào thời điểm nào?". Từ giai đoạn sơ sinh đến khi cai sữa và chuyển sang chế độ ăn thông thường, vai trò của sữa trong chế độ dinh dưỡng của trẻ thay đổi đáng kể theo từng giai đoạn phát triển.
Chức năng tuyến giáp có liên quan chặt chẽ với dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống. Các vi chất dinh dưỡng như i-ốt, selen, sắt, kẽm, đồng, magiê, vitamin A và vitamin B12 ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp và điều hòa hormon tuyến giáp trong suốt cuộc đời. Do vậy, những thay đổi trong chế độ ăn uống có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, dẫn đến những thay đổi trong chức năng tuyến giáp.
Mùa hè năm nay được dự báo nắng nóng gay gắt nên thực phẩm giải nhiệt, bảo vệ sức khỏe càng được người dân ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, người dân cần nhận thức đúng để đưa ra lựa chọn chính xác
Dứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.
Đầu bạn đang đau nhức, bạn bị ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, khó thở, rồi khứu giác và vị giác cũng rối loạn. Đây là những dấu hiệu phổ biến của cảm cúm, dị ứng thời tiết, viêm xoang. Một số thực phẩm có thể giúp bạn giảm các triệu chứng này !
Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.
Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.