Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sau uống rượu dễ bị “tào tháo” đuổi

Tiêu chảy sau khi uống rượu là một hệ lụy của việc quá chén. Hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể sẽ giúp bạn giảm bớt việc lạm dụng thức uống không có lợi cho sức khỏe này.

Khi bạn uống rượu, rượu làm hệ tiêu hóa của bạn chậm hoạt động. Rượu ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa và khiến các cơ không co bóp và giãn nở bình thường. Điều này sẽ khiến cơ thể không thể hấp thụ đủ nước trong thực phẩm mà bạn tiêu thụ, dẫn đến tiêu chảy. Rượu cũng có thể ảnh hưởng đến các cơn co thắt cơ ở ruột già và trực tràng, điều này một lần nữa sẽ ảnh hưởng đến khả năng xử lý thức ăn của cơ thể và gây tiêu chảy.

Một lý do khác khiến bạn bị tiêu chảy sau khi uống rượu là do rượu kích thích đường tiêu hóa và dẫn đến viêm. Trên thực tế, rượu là một chất kích thích có thể ảnh hưởng đến mọi thứ trên đường nó đi từ miệng đến trực tràng. Nó cũng kích hoạt sản xuất axit dạ dày, do đó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm và dẫn đến tiêu chảy.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân có thể khác:

Dị ứng với men. Hầu hết đồ uống có cồn đều có thành phần men và bất kỳ ai bị dị ứng với men có thể bị tiêu chảy.

Không dung nạp lúa mì. Bị tiêu chảy sau khi uống bia có thể cho thấy bạn không dung nạp lúa mì. Bạn có thể thử chuyển sang một loại đồ uống khác để xem liệu các triệu chứng của bạn có cải thiện hay không.

Dị ứng với sulfit. Một số đồ uống có cồn chứa sulfit có thể hoạt động như một chất gây dị ứng gây tiêu chảy và các triệu chứng khác.

Uống rượu làm hệ tiêu hóa tổn thương, gây tiêu chảy.

Ai có nguy cơ bị tiêu chảy sau uống rượu?

Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể gặp vấn đề sau khi uống rượu, nhưng một số người có nhiều khả năng bị tiêu chảy sau khi uống rượu hơn. Ví dụ, bạn có thể bị tiêu chảy nếu:

Bạn thường xuyên uống rượu quá mức. Nó làm tổn thương đường ruột và dẫn đến tiêu chảy.

Bạn uống quá nhiều rượu, uống quá nhanh khiến hệ tiêu hóa không thể xử lý một lượng lớn rượu quá nhanh.

Bạn bị rối loạn đường ruột như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn hoặc hội chứng ruột kích thích.

Bạn bị dị ứng thực phẩm và không dung nạp.

Biện pháp đối phó

Sự lựa chọn tốt nhất là bỏ rượu hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu bạn phải uống rượu, bạn có thể cần lưu ý một số điều để giảm nguy cơ bị tiêu chảy do rượu. Ví dụ, hãy kiểm tra xem bạn có mắc chứng không dung nạp thức ăn hay không. Những người không dung nạp gluten không thể thưởng thức bất cứ thứ gì chứa thành phần lúa mì, nhưng vẫn có thể thưởng thức rượu vang. Tuy nhiên, nếu bạn không dung nạp sulfite, bạn phải tránh rượu và chọn bia để tránh bị tiêu chảy.

Có một số lựa chọn để đối phó với tiêu chảy sau khi uống rượu. Sau đây là một vài gợi ý:

Tăng lượng chất lỏng trong cơ thể. Bạn có thể uống nhiều nước hơn hoặc bao gồm nước trái cây và nước dùng trong chế độ ăn uống của mình. Tuy nhiên, hãy tránh caffein.

Ăn nhiều thực phẩm ít chất xơ  để giúp nhanh chóng bình thường hóa nhu động ruột.

Tránh xa các sản phẩm từ sữa khi bạn đang bị tiêu chảy. Ngoài ra, hãy tránh thức ăn giàu chất xơ, thức ăn béo và thức ăn có nhiều gia vị trong vài ngày.

Uống thuốc chống tiêu chảy. Bạn có thể mua thuốc không cần kê đơn tại hiệu thuốc hoặc nhờ bác sĩ giúp đỡ nếu thuốc không kê đơn không có tác dụng.

Bổ sung men vi sinh để cải thiện tình trạng của bạn. Probiotics giúp cải thiện số lượng vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột và ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Tốt hơn là bỏ rượu càng sớm càng tốt để tránh mọi vấn đề. Nếu bạn tiếp tục uống, tình trạng của bạn sẽ trở nên tồi tệ hơn. Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu: Tình trạng tiêu chảy của bạn kéo dài vài ngày và không thuyên giảm theo thời gian. Bạn cảm thấy mất nước và có các triệu chứng như khô miệng, khát nước, da khô, đi tiểu ít, suy nhược, hoặc choáng váng, nước tiểu sẫm màu; đau ở bụng hoặc trực tràng; có máu trong phân; bị sốt cao hơn 38 độ C.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Rượu bia có tác hại đối với tim mạch như thế nào?

BS. Bội Hoàn - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

Xem thêm