Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

SARS-CoV-2 tác động đến cơ thể như thế nào? (Phần 3)

Từ "bão" máu cho đến phổi tổ ong, dưới đây là góc nhìn về tác động của COVID-19 đến các cơ quan trong cơ thể.

Thận: Tất cả đều liên quan tới nhau

Đúng vậy, cả thận cũng bị vướng vào sự hỗn độn này. 6% các bệnh nhân SARS – và ¼ số bệnh nhân MERS – bị suy thận cấp. Các nghiên cứu đã cho thấy điều tương tự cũng xảy ra với COVID-19. Đây có thể là một đặc điểm không phổ biến trong các bệnh gây ra bởi corona virus, nhưng lại là một đặc điểm chết người. Theo một nghiên cứu năm 2005 đăng trên tạp chí Kidney International, có tới khoảng 91.7% những người mắc SARS có suy thận cấp đều tử vong.

Cũng giống như gan, thận cũng có chức năng lọc máu. Mỗi thận có đến khoảng 800.000 đơn vị chức năng. Các đơn vị chức năng này gồm hai phần chính: một bộ lọc để lọc máu và hệ thống đường ống để đưa các dưỡng chất trở lại cơ thể hoặc đưa các chất thải xuống bàng quang. Hệ thống đường ống này chính là phần dễ bị tổn thương bởi các virus corona nhất. Sau đợt dịch SARS, WHO báo cáo đã tìm thấy virus trong các ống thận, làm các ống thận bị viêm.

Không khó để tìm thấy virus trong các hệ thống đường ống trong cơ thể nếu các virus đã ở trong máu. Do chức năng của thận là liên tục lọc máu, đôi khi các virus có thể bị giữ lại ở các đường ống ở thận, dẫn gây ra các tổn thương nhẹ. Các tổn thương đó có thể trở nên nguy hiểm đến tính mạng nếu virus có thể xâm nhập vào các tế bào tại đó và bắt đầu sinh sôi. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng cho thấy các virus SARS đã sinh sôi bên trong thận. Điều này có thể có nghĩa rằng những người bị tổn thương thận cấp có thể là do nhiều nguyên nhân, bao gồm huyết áp thấp, nhiễm trùng huyết, thuốc, hoặc các rối loạn về chuyển hóa. Trong đó, nhiều ca bệnh nặng dẫn đến suy thận đã cho thấy dấu hiệu của – chắc bạn cũng đoán được rồi – “cơn bão” cytokine.

Suy thận cấp đôi khi cũng được gây ra bởi kháng sinh, suy đa tạng, hoặc do phải nằm máy thở quá lâu. Tất cả đều có liên quan đến nhau.

Mang thai và virus corona?

Đã có trường hợp các bác sĩ tại một bệnh viện ở Vũ Hán thông báo rằng có 2 trẻ sơ sinh dương tính với virus corona, một trong số đó nhiễm virus chỉ trong vòng 30 tiếng kể từ khi sinh. Theo lẽ thường, thông báo này sẽ làm rấy lên câu hỏi rằng liệu em bé có thể nhiễm bệnh ngay từ trong bụng mẹ hay không hoặc liệu virus có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở và cho con bú hay không?

Tuy nhiên, hãy dừng tại đây đã. Dù đã có những ca bệnh là phụ nữ mang thai nhưng con đường lây truyền từ mẹ sang con đều chưa được quan sát thấy ở cả SARS và MERS. Hơn nữa, có nhiều con đường khác để một trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm virus corona, ví dụ như được sinh tại một bệnh viện có bệnh nhân nhiễm virus corona.

Thực tế, một nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí The Lancet đã đưa ra các bằng chứng sơ bộ cho việc virus corona không thể lây từ mẹ sang con. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã quan sát trên 9 phụ nữ mang thai mắc COVID-19. Một vài người có xuất hiện biến chứng thai kì, nhưng tất cả các ca đều sinh con khỏe mạnh và con không có dấu hiệu bị nhiễm virus.

Nghiên cứu này không loại bỏ hoàn toàn khả năng lây truyền virus từ mẹ sang con, tuy nhiên nghiên cứu này nhấn mạnh việc cần phải cẩn trọng khi đưa ra và phát tán những nghi ngờ về COVID-19. Cần phải có thêm các bằng chứng xác về sự lây nhiễm Virus từ mẹ sang con trước khi công bố chính thức, cũng như khuyến nghị đối phó với bệnh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: SARS-CoV-2 tác động đến cơ thể như thế nào? (Phần 1, 2)

 

Theo National Geographic
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

Xem thêm