Tuy vẫn còn nhiều điều chưa biết về virus corona chủng mới đang gây ra đại dịch trên toàn cầu. Nhưng có một điều chắc chắn là, COVID-19 có thể làm rấy lên một cơn “bão” bên trong cơ thể.
Điều đó vốn là bản chất của các chủng virus corona có thể lây từ động vật sang người, điển hình như SARS và MERS. Không giống những anh em gây cảm lạnh thông thường, virus corona chủng mới này có thể nhóm lên “ngọn lửa virus” lan tỏa đến các cơ quan trong cơ thể, và đó chính là tình trạng của cơ thể khi mắc COVID-19 ở thể nặng.
Điều này cũng lý giải phần nào vì sao COVID-19 đã gây tử vong cho số lớn người mắc chỉ trong vòng vài tuần bùng phát dịch, cao hơn số ca tử vong của SARS. Tuy tỉ lệ tử vong do COVID-19 có vẻ chỉ bằng 1/5 so với SARS, nhưng tốc độ lây lan lại nhanh hơn nhiều lần.
Do vậy, thay vì đợi đến khi bệnh nhân xét nghiệm dương tính với virus, biện pháp chẩn đoán đã bao gồm việc chụp phổi để phát hiện các đặc điểm đặc thù của viêm phổi do COVID-19. Biện pháp này đem đến hi vọng sẽ giúp chính quyền có thể phát hiện và cách ly các ca bệnh nhanh hơn.
Nhưng điều gì thực sự xảy ra bên trong cơ thể khi bị nhiễm virus corona chủng mới? Virus corona chủng mới về mặt di truyền có sự tương đồng với SARS đến mức virus này đã được đặt tên là SARS-CoV-2. Vì vậy, chúng tôi đã kết hợp những nghiên cứu về dịch COVID-19 với các nghiên cứu về SARS và MERS để đưa ra câu trả lời cho câu hỏi trên.
Phổi: Mục tiêu đầu tiên
Với hầu hết bệnh nhân, COVID-19 bắt đầu và kết thúc tại phổi bởi vì, cũng giống như bệnh cúm, virus corona gây bệnh về hô hấp.
COVID-19 lây lan khi một người mắc bệnh ho hoặc hắt hơi, phun ra những giọt bắn có chứa virus và lây truyền cho bất cứ ai tiếp xúc gần. Triệu chứng của COVID-19 có phần tương tự với bệnh cúm: Bệnh nhân bắt đầu sốt và ho, sau đó có thể tiến triển thành viêm phổi hoặc nghiêm trọng hơn.
Sau khi SARS bùng phát, Tổ chức Y tế thế giới báo cáo rằng bệnh thường tấn công phổi theo 3 giai đoạn: Sự nhân lên của virus, tăng phản ứng miễn dịch, và phá hủy phổi. Nhưng không phải bệnh nhân nào cũng sẽ trải qua cả 3 giai đoạn – thực tế, chỉ có khoảng 25% bệnh nhân SARS bị suy hô hấp, triệu chứng điển hình của các ca nặng. Tương tự, dựa trên các nghiên cứu sơ bộ, COVID-19 gây ra các triệu chứng nhẹ trên 82% các ca bệnh và phần còn lại là các ca bệnh nặng và nguy hiểm đến tính mạng.
Trong những ngày đầu mắc bệnh, SARS-CoV-2 xâm nhập vào các tế bào phổi một cách nhanh chóng. Các tế bào này được chia thành 2 loại: Một loại tiết ra dịch nhầy và một loại có các cấu trúc giống lông.
Các dịch nhầy giúp bảo vệ các mô phổi khỏi các mầm bệnh, giữ cho phổi không bị khô. Còn các cấu trúc lông giúp dọn dẹp các bụi bẩn được hít vào như phấn hoa hoặc virus.
Các nhà khoa học giải thích rằng SARS tấn công và giết chết các tế bào lông, làm cho con đường thông khí trong phổi bị lấp đầy bởi các bụi bẩn, tác nhân gây bệnh và các chất dịch. Họ cho rằng điều tương tự cũng xảy ra với SARS-CoV-2 do nhiều bệnh nhân mắc COVID-19 có dấu hiệu mắc viêm phổi ở cả hai bên phổi, đi kèm với triệu chứng khó thở.
Đó là lúc bước sang giai đoạn hai của quá trình mắc bệnh và hệ miễn dịch sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn. Virus xâm nhập đánh thức hệ miễn dịch và cơ thể bắt đầu đáp trả bằng cách cử các tế bào miễn dịch đến phổi để dọn dẹp và sửa chữa các mô phổi bị tổn thương.
Thông thường, quá trình viêm này được điều khiển chặt chẽ và chỉ giới hạn ở vùng bị tấn công. Tuy nhiên, cũng có đôi lúc hệ miễn dịch hoạt động quá mạnh mẽ và sẽ tiêu diệt bất cứ thứ gì trên đường đi của chúng, bao gồm cả các mô khỏe mạnh của cơ thể. Vì vậy sẽ dẫn đến việc cơ thể bị tổn thương nhiều hơn do hoạt động của hệ miễn dịch.
Sang đến giai đoạn thứ 3, phổi tiếp tục bị tổn thương nặng nề hơn – có thể dẫn đến suy hô hấp. Nếu bệnh nhân ở giai đoạn này không tử vong, họ vẫn có thể mang các tổn phương phổi vĩnh viễn sau khi khỏi bệnh. Theo WHO, SARS gây ra các lỗ trên phổi, giống như tổ ong vậy – và tổn thương này cũng được thấy trên bệnh nhân mắc COVID-19.
Các lỗ hổng này sẽ kích thích hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ hơn với mục đích “sửa chữa” các tổn thương. Tuy nhiên điều này cũng sẽ làm xuất hiện các sẹo, vừa bảo vệ lại vừa làm phổi co cứng hơn.
Khi ở trong tình trạng đó, bệnh nhân thường sẽ phải dùng máy thở. Hơn nữa, tình trạng viêm cũng làm tăng độ thẩm thấu của màng giữa túi khí và mạch máu, làm cho phổi tràn đầy dịch, ảnh hưởng đến khả năng oxy hóa máu. Trong nhiều ca nghiêm trọng, lý do bệnh nhân không thể thở được chính là do phổi bị tràn dịch.
(Còn tiếp...)
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vì sao người mắc bệnh hen suyễn có nguy cơ biến chứng COVID-19 cao hơn?
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?